25.9.13

Thi Ca - Xuân Quỳnh - Thơ tình cuối mùa thu


Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

 


Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ




Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

Nguồn: Xuân Quỳnh, Tự hát, Nxb Tác phẩm mới, 1984


....Xuân Quỳnh tài hoa và xinh đẹp. Người con gái mồ côi mẹ, sống với bà nội quê ở xã La Khê, huyện Hoài Đức (Hà Tây) ấy mới 13 tuổi (năm 1955) đã được tuyển vào Đoàn Văn công trung ương và trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp, từng đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienne (Áo)... Nhưng Xuân Quỳnh không tự thỏa mãn với nghề múa, trong tâm thức chị luôn thôi thúc được viết, được trang trải những suy nghĩ dồn nén của mình ra trang giấy. Tốt nghiệp Trường Bồi dưỡng viết văn khóa I (1962-1963), từ đó cho đến lúc qua đời Xuân Quỳnh gắn chặt với nghiệp cầm bút... Phàm người tài hoa thường đa cảm, truân chuyên: cuộc hôn nhân lần đầu tiên với một nghệ sĩ violon gãy đổ sau khi họ chuyển về khu nhà 96 Phố Huế (Hà Nội) - "cư xá" dành riêng cho văn nghệ sĩ. Chính ở đó Xuân Quỳnh đã gặp Lưu Quang Vũ - một cuộc gặp gỡ định mệnh! Vũ nhỏ hơn Quỳnh 6 tuổi (1948), trước khi yêu Quỳnh đã lập gia đình với diễn viên điện ảnh T.U ! Cuộc tình này đã cho Lưu Quang Vũ "biết thế nào là... đau khổ" và cả sự đắng cay, chua chát dù lúc này anh đã có chút tiếng tăm trong làng thơ. Chính lúc ấy hai hồn thơ "láng giềng" cô đơn và đau khổ đã tìm đến nhau, vực nhau dậy và dìu nhau đi. Nói đúng hơn thì chính định mệnh đã đưa Xuân Quỳnh đến với Lưu Quang Vũ để thắp lên trong anh ngọn lửa ấm tin yêu, giúp anh vượt qua giai đoạn suy sụp tinh thần để từ đó tài năng của anh như được chắp thêm đôi cánh trong lĩnh vực nghệ thuật. Chính tình yêu của Xuân Quỳnh góp phần quan trọng nhất giúp Lưu Quang Vũ sau này trở thành một kịch tác gia sung sức và uy tín nhất trong thập niên 80......Đọc thêm.....


Thi Ca - Lưu Trọng Lư - Tiếng Thu



Em không nghe mùa thu 
Dưới trăng mờ thổn thức? 

Em không nghe rạo rực 
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ? 

Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô?




Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy". Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh. Và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bỗm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn. Còn về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: "Cả đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết".
  Quả đúng vậy. Và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng Thu. Đây là bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư, cũng là bài thơ  thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại:

    Em không nghe mùa thu
    Dưới trăng mờ thổn thức?

    Em không nghe rạo rực
    Hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người cô phụ

    Em không nghe rừng thu
    Lá thu kêu xào xạc
    Con nai vàng ngơ ngác
    Đạp trên lá vàng khô...


  Bài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ "Đầu Ngô mình Sở". Đã thế, tác giả còn tỏ ra vụng về. Tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu văn xuôi bình giảng văn học của học sinh phổ thông:

    Hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người chinh phụ


  Ấy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến lạ lùng. Người ta không thấy dấu vết thô vụng đâu nữa.
Đây là điều duy nhất xảy ra ở văn học Việt Nam và chỉ xảy ra có một lần. Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi.
Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ. Bởi thế, người đọc cũng phải dùng hồn để chiêm ngưỡng nó, chứ không thể ngắm nó bằng lý trí tỉnh táo. Đã không ít nhà phê bình nghiên cứu mang lý trí ra để làm con dao cùn mổ xẻ những con chữ rất ngơ ngác này. Có người còn viện đến cả thi pháp học để cố hiểu cho bằng được bài thơ, lấy thi pháp làm chìa khoá mở cánh cửa thực dụng, đi vào cõi mù mờ tâm linh này. Bằng cách vận dụng thi pháp, có người cho đây là bài thơ nói về nỗi cô đơn không có sự chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên bài thơ có 9 câu mà đã có đến ba câu điệp "Em không nghe":

    Em không nghe mùa thu
    ...
    Em không nghe rạo rực
    ...
    Em không nghe rừng thu...


Em không nghe, còn anh thì nghe thấy hết. Nghe thấy hết mà không nói ra được.Đây là cuộc đối thoại mà kẻ đối thoại lại ẩn sau sự câm lặng. Hoặc giả em cũng đã nghe thấy, nhưng anh vẫn hỏi như vậy, nghĩa là anh không hiểu em. Đằng nào thì cũng vẫn là thiếu niềm đồng cảm. Một bên thì thổn thức, rạo rực, kêu xào xạc, một bên thìkhông nghe, không nghe, không nghe, cả con nai ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô, nghĩa là nó cũng không nghe nốt. Hiểu một cách sống sít như thế thì thật thô thiển. Nhà phê bình đã kéo những đám mây ngũ sắc đang bay lảng vảng trong không trung, rồi rải xuống đường làm rơm rạ lót chân, và như thế còn đâu cánh rừng thu, tâm hồn thu cho con nai vàng trú ngụ. Mấy câu điệp khúc ấy thực chất chỉ để tạo giai điệu rất đặc biệt cho bài thơ này. Ở đây, nhạc điệu cũng là một phần nội dung chính làm nên hồn vía bài thơ. Còn ở góc độ khác, cũng nhìn bằng con mắt lý trí, có người còn cho rằng đây là bài thơ Lưu Trọng Lư thâu cóp của nước ngoài. Thực tế trong bếp núc sáng tác, có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người bình luận còn viện cớ rằng: "Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: "Rừng thu từng biếc chen hồng". Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: "Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin. Hay ta hãy tin rằn tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng. Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy gì đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào".

  Tương truyền khi viết bài thơ này, Lưu Trọng Lư đến thăm nhà một người bạn. Rồi nhân cớ thấy cái bình gốm cổ có vẽ con nai đứng giữa núi non, Lưu Trọng Lư bèn vịnh ngay bài thơ này. Thực chất, nếu chuyện đó là thật, thì con nai trên bình gốm chỉ là cái cớ rất nhỏ, là tiếng động rất nhỏ đánh thức con nai vàng và khu rừng vàng trong tâm hồn Lưu Trọng Lư thức dậy và toả hương. Nhờ thế, thi ca Việt Nam đã có một kiệt tác thật hiếm có, ngỡ như đó là khúc nhạc huyền bí của thần linh, chứ quyết không phải là tiếng ca phàm tục của người đời...
1997.

Bài bình luận của Trần Đăng Khoa
Nhà thơ, nhà phê bình văn học


Nguồn - http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=99

Cười Hay Mếu - Mẹ già đắng lòng cảnh con cả đòi bỏ tù con út

Chứng kiến cảnh con trai lớn đòi bỏ tù em, người mẹ già đã 86 tuổi với tấm lưng còng rạp luôn miệng buông ra những lời chua xót: "Ôi giời, đã bi kịch thế này rồi tôi không biết phải làm sao nữa...". 

Ngày 6/8, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Văn Phú (SN 1970 ở Mê Linh, Hà Nội) ra xét xử phúc thẩm tội "Cố ý gây thương tích".  Là người bị hại, anh trai của ông Phú là ông Trịnh Văn Thân (SN 1952, cùng ở Mê Linh, Hà Nội) nhất quyết đòi Tòa phải bỏ tù em mình. 

Trước đó, vào ngày 15/8/2011, trong khi ông Phú nhờ ông Thân và các anh em khác tới dọn đồ và đã ra mâu thuẫn. Ông Thân xông vào đánh ông Phú. Chứng kiến cảnh xô xát, con gái thứ 2 của ông Phú ra can ngăn thì bị bác ném gạch vào sườn, ngất xỉu. Ông Phú bế cô con gái vào nhà trong rồi mang tuýp sắt ra để "xử" anh trai khiến ông Thân bị thương tích 16%. Ông Phú bị kết tội "Cố ý gây thương tích" và bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án 2 năm tù treo.

Trong quá trình điều tra, ông Thân có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho em trai, không yêu cầu bồi thường. Vậy nhưng, khi thấy tòa án cấp sơ thẩm tuyên ông Phú mức án treo, người anh lại làm đơn kháng án. Ông Thân trình bầy: "Tôi yêu cầu phải cho Phú ngồi tù, bồi thường tiền thuốc men, tổn hại sức khỏe cho tôi". 

Dự phiên tòa "nồi da nấu thịt", người mẹ già 86 tuổi với tấm lưng còng đau đớn nghe con trai lớn đòi bỏ tù em mình, lắc đầu ngao ngán. Bà cụ còng rạp, siêu vẹo ngồi ở một góc phòng xử án. Bà nói: "Tôi có 4 con trai, 3 con gái. Từ trước tới nay, thằng Phú nuôi bố mẹ, các anh chị không nhìn ngó tới. Vậy mà bây giờ, bi kịch gia đình lại tới nông nỗi này". 

Theo bị cáo Phú, năm 2003, trước khi mất, bố đã để lại di chúc cho con út phần đất hương hỏa. Phần đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ mang tên Phú từ năm 2003. Khoảng trước năm 2010, vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, vợ chồng ông Phú phải bỏ lại 4 đứa con nhỏ, vào miền Nam buôn bán đồng nát kiếm kế sinh nhai. Đến đầu năm 2010, một người anh của Phú là Trịnh Văn Tỵ từ nước ngoài về. 3 người trong gia đình ông Tỵ, ở luôn trong ngôi nhà cấp 4 của Phú, đòi phải chia đất. 

Mải làm ăn, tới đầu năm 2011, vợ chồng ông Phú về quê, muốn xây lại nhà và từ đây bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. "Tôi mời anh em đến, hỏi ý kiến về việc xây nhà thì anh Thân bắt đầu có ý nghĩ đòi phần đất để cho anh Tỵ. Mâu thuẫn giữa anh em tôi ngày càng sâu thêm", ông Phú nói. 

Về phần ông Thân, ông ta cho rằng, di chúc của bố để lại là không đúng và cũng đòi được chia đất. Nghe con khai tội, bà mẹ già lưng còng đứng lên phản đối. Bà cho rằng, Thân là con cả nhưng "vô trách nhiệm". Bà nói: "Tôi đang ăn, anh Thân còn đổ bát cơm của tôi đi. Ngày xưa, Phú có trách nhiệm nuôi đứa con hơn 1 tháng tuổi cho Thân, nay lại nuôi bố mẹ già, vậy mà nay nó kiện em trai. Với tôi, anh nào có trách nhiệm với bố mẹ thì chúng tôi cho người đó đất". 

Nhìn mẹ già phải vịn vào tường, vào ghế đi lại, HĐXX hết lời khuyên giải để ông Thân rộng lượng với em trai mình, nhưng người đàn ông này vẫn kiên quyết đòi cho em vào tù. 

Sau khi xem xét, HĐXX giữ nguyên mức án 2 năm tù treo đối với bị cáo. Nghe tòa tuyên án, người anh quay sang mẹ già nói: "Không phải vào tù rồi, bà yên tâm chưa?". Nghe con trai nói vậy, mẹ già chỉ biết lẩm nhẩm trong miệng những câu đắng chát: "Ôi giời, đã bi kịch thế này rồi tôi không biết phải làm sao nữa...". 

T.Nhung
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/134463/me-gia-dang-long-canh-con-ca-doi-bo-tu-con-ut.html

Cười Hay Mếu - Nữ chủ nhà 'vui vẻ' với khách vì nhầm tưởng chồng

Trong đêm tối nữ chủ nhà thấy có người lên giường đòi “vui vẻ” cứ tưởng là chồng nên đồng ý nhưng không ngờ đó là người khách nhậu ngủ nhờ. 

Ngày 22/9, VKSND huyện CưM’gar (tỉnh Đắk Lắk) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối Lý Văn Ton (27 tuổi ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đang đi làm thuê tại xã EaMđróh, huyện CưM'gar) để điều tra làm rõ vụ “trộm tình” hy hữu. 

Theo cơ quan chức năng, tối ngày 16/9, Ton có mua một thùng bia cùng vợ chồng người bạn đến nhà vợ chồng anh Hùng để nhậu. Sau chầu nhậu, vợ chồng người bạn ra về. Lúc này, Ton lên giường ở phòng khách ngủ cùng với anh Hùng còn chị Dương (29 tuổi, vợ Hùng) vào trong buồng ngủ cùng hai con.

Khoảng 21h30, Ton dậy đi vệ sinh. Tuy nhiên, anh ta không quay lại giường ngủ cùng với ông chủ nhà mà đi vào phòng nơi bà chủ đang ngủ say. Ton tiến lại giường rồi nằm bên trái cạnh chị Dương, còn hai con của chị nằm bên phải. Lúc này gã sờ soạng khiến nữ chủ nhà tỉnh giấc. 

Do phòng tối, Dương tưởng là chồng mình nên vẫn nằm im. Thấy nữ chủ nhà không có phản ứng gì, Ton đã quan hệ tình dục. Được khoảng 5 phút, Ton bất ngờ cắn vào má chị Dương khiến chị này bị đau quá nên đã dùng tay đẩy gã ngã xuống nền nhà và dậy bật điện. 

Nữ chủ nhà tá hỏa nhận ra người vừa quan hệ tình dục với mình không phải là chồng mà là bạn nhậu của chồng. Chị vội mặc quần lại rồi túm cổ áo tên “trộm tình” lôi ra phòng khách gọi chồng dậy. 

Vợ chồng chị Dương trình báo sự việc lên cơ quan công an địa phương. 

*Tên nạn nhân được thay đổi. 
 (Theo Tri thức)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/141437/nu-chu-nha--vui-ve--voi-khach-vi-nham-tuong-chong.html