Xã hội hiện đại phát triển từng ngày, xu thế ăn uống cũng vì thế mà thay đổi. Những món đồ ăn nhanh, những thực phẩm chế biến sẵn, những sản phẩm sử dụng chất tạo vị đang ngày một phổ biến vì đáp ứng nhu cầu nhanh giản tiện của cuộc sống bận rộn.
Bất kì ai đều có thể thừa biết sự nguy hại của các xu thế thực phẩm mới nhưng mặc nhiên chấp nhận như một quá trình tất nhiên của phát triển. Hãy xem bạn đang tự phá hủy sức khỏe của bản thân từng ngày qua những điều gì.
1. Chất làm ngọt nhân tạo
Chất tạo ngọt phổ biến trong các loại nước ngọt có ga và các thực phẩm có hàm lượng ca lo thấp. Chúng là thủ phạm gây ra chứng đau đầu, thậm chí gây hại cho tế bào não. Sử dụng nhiều các loại thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh đường huyết.
2. Thịt xay sẵn
Thịt xay sẵn tiện lợi ngày nay được bán phổ biến trong các siêu thị. Nhưng các nhà khoa học đã khẳng định (sau nghiên cứu), thịt bò xay sẵn có khả năng chứa nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh, gây bất lợi cho cơ thể. Không chỉ có thịt bò, người ta còn tìm thấy vi khuẩn trong thịt gà và cả thịt lợn chế biến sẵn.
3. Máy bán đồ ăn tự động
Những chiếc máy bán hàng tự động tưởng chừng chỉ dành cho các loại nước ngọt hay đồ đống hộp thì ngày nay máy bán xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt tự động đã bắt đầu xuất hiện ở Mỹ và Singapore. Liệu bạn có thể tin tưởng một chiếc máy để giúp mình chọn món đồ ăn nhanh?
4. Chất tạo vị mạo danh hương trái cây
Một sản phẩm hương trái cây được tổng hợp hoàn toàn từ đường, si rô cùng một vài hóa chất sẽ không bao giờ có thể thay thế trái cây tự nhiên. Việc lạm dụng thực phẩm vị trái cây có thể khiến bạn mắc nhiều nguy cơ béo phì cùng các vấn đề tim mạch.
5. Thực phẩm tiện lợi
Ở một góc độ nào đó, bạn có thể hiểu thực phẩm tiện lợi là thức ăn nhanh, những loại đồ ăn chế biến sẵn, dễ dàng mang theo khi di chuyển. Những loại thực phẩm này hầu hết đều chứa lượng calo khổng lồ khiến bạn dễ mắc chứng béo phì, một số hóa chất còn có thể đọng lại trong xương khớp, làm giảm kết cấu linh hoạt của cơ thể.
6. Tín đồ caffeine
Caffeine không chỉ có trong cà phê. Ngày nay, chúng xuất hiện cả trong một loạt thức ăn thông thường như bánh quế, si rô, thạch hay kẹo cao su. Quá liều caffeine có thể gây mất ngủ, run cơ hoặc tim đập nhanh bất thường.
7. Lạm dụng chất bảo quản
Chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm đang mặc nhiên được công nhận trong quy trình sản xuất thực phẩm hiện tại. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về dạ dày và bệnh ung thư. Một vài loại chất bảo quản bị cấm sử dụng còn có nguy cơ gây đột biến DNA và sự thoái hóa tế bào.
8. Mối nguy từ bao bì bọc thực phẩm
Các loại thực phẩm thường được đựng trong túi chất dẻo làm bằng các hợp chất polyetylen hoặc polyvinyl, các phân tử polyvinyl đơn lẻ có thể gây ung thư. Dùng giấy báo bọc thực phẩm cũng rất nguy hiểm vì mực in báo chứa chất độc polycloroben. Khi xâm nhập cơ thể, nó không bị phân hủy mà đọng lại trong mỡ, não và gan.
Theo Pháp Luật
30.4.14
22.4.14
Hồ Ba Bể - Việt Nam
Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể.
Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học.
Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Hồ ở độ cao khoảng 145m so với mặt nước biển Hồ có diện tích mặt nước là hơn 650 ha, chiều dài gần 8 km, có thắt nút ở giữa. Hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm. Độ sâu trung bình 20-25 m,lúc cạn nhất còn 5–10 m.
Nguồn nước chính được cung cấp từ 3 con sông chảy vào hồ. Nước trong hồ di chuyển với vận tốc khoảng 0,5 m/s. Vào mùa lũ, vận tốc tăng lên đến 2,5-3 m/s. Đây là một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ là đảo An Mã (đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước) và đảo Bà Góa. Ngày mồng 5 tháng Giêng, trên đảo An Mã có hội "Lồng tồng" (lễ xuống đồng) của người dân tộc sống trong vùng.
Hồ Ba Bể được công nhận là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Bể là nơi cư ngụ của hơn 3.000 cư dân, thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh. Người Tày là dân tộc định cư ở đây lâu đời nhất (hơn 2.000 năm) và cũng là tộc người chiếm đa số ở Ba Bể.
Người dân địa phương gọi Ba Bể là Slam Pé, nghĩa là ba hồ. Tên gọi xuất phát từ việc hồ là nơi tụ lưu của 3 nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Đáy hồ được phủ một lớp đất sét dày 200 m. Nhờ tầng đất sét này mà nước không bị thoát ra ngoài, tạo thành hồ. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ba_B%E1%BB%83
Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể.
Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học.
Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Hồ ở độ cao khoảng 145m so với mặt nước biển Hồ có diện tích mặt nước là hơn 650 ha, chiều dài gần 8 km, có thắt nút ở giữa. Hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm. Độ sâu trung bình 20-25 m,lúc cạn nhất còn 5–10 m.
Nguồn nước chính được cung cấp từ 3 con sông chảy vào hồ. Nước trong hồ di chuyển với vận tốc khoảng 0,5 m/s. Vào mùa lũ, vận tốc tăng lên đến 2,5-3 m/s. Đây là một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ là đảo An Mã (đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước) và đảo Bà Góa. Ngày mồng 5 tháng Giêng, trên đảo An Mã có hội "Lồng tồng" (lễ xuống đồng) của người dân tộc sống trong vùng.
Hồ Ba Bể được công nhận là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Bể là nơi cư ngụ của hơn 3.000 cư dân, thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh. Người Tày là dân tộc định cư ở đây lâu đời nhất (hơn 2.000 năm) và cũng là tộc người chiếm đa số ở Ba Bể.
Người dân địa phương gọi Ba Bể là Slam Pé, nghĩa là ba hồ. Tên gọi xuất phát từ việc hồ là nơi tụ lưu của 3 nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Đáy hồ được phủ một lớp đất sét dày 200 m. Nhờ tầng đất sét này mà nước không bị thoát ra ngoài, tạo thành hồ. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ba_B%E1%BB%83
21.4.14
Vị linh mục chôn cất cho 6.000 thai nhi
Gần 3 năm nay, Linh mục Nguyễn Văn Tịch (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã đưa hơn 6.000 sinh linh vô tội bị chối bỏ từ các phòng khám về nghĩa trang thai nhi.
Tại “phòng thai nhi” của mình, Linh mục Nguyễn Văn Tịch thổ lộ: “Tôi cảm ơn đời đã cho tình yêu để đồng hành cùng với các thai nhi. Khi làm việc này, tôi không nghĩ xa xôi mà chỉ mong các thai nhi vô tội có một nơi yên nghỉ xứng đáng của một phận đời. Từng có người bảo tôi là mở nghĩa trang thai nhi chẳng khác nào khuyến khích mọi người cứ việc phá thai vì đã có chỗ chôn cất. Tôi không buồn mà vẫn cứ làm. Tôi làm công khai, chính quyền địa phương và mọi người trong khu vực đều biết. Họ rất ủng hộ tôi vì đây là công việc bác ái, từ thiện”.
Trên hành lang nhà xứ giáo xứ Tây Hải (phường Hố Nai), Linh mục Tịch cơi nới thành một phòng để thai nhi rộng khoảng 4m2. Trong căn phòng này lúc nào cũng có hoa tươi và một tủ đông. Sau khi cúi mình thành kính, ông đưa tay đẩy cánh cửa tủ đông. “Đây là gần 100 thai nhi tôi đưa về khoảng nửa tháng nay”, ông nói.
Bên trong tủ có khá nhiều lọ to nhỏ, nắp màu vàng, đỏ… được sắp xếp ngăn nắp. Khá nhiều lọ chỉ là một cục máu đỏ sậm. Một số lọ đã cho thấy hình hài những đứa trẻ ngồi co quắp, mắt nhắm nghiền, sầu khổ, có lọ gắn cả tên người mẹ sinh ra đứa bé.
Ông bảo, có ngày ông nhận 5 thai nhi, có những thai nhi chỉ cần chờ thêm vài ngày là khóc tiếng khóc đầu đời. Mỗi thai nhi khi đưa về được chính tay Cha Tịch tắm rửa sạch sẽ tại căn phòng này. Sau đó, thai nhi sẽ được cho vào lọ đã được sát trùng rồi để vào tủ đông.
Cứ thế đến cuối tháng, con số thai nhi vôi tội nằm trong tủ đông này lên đến khoảng 200. Cha Tịch cho biết sau mỗi tháng “thu gom” ông sẽ tiến hành làm thánh lễ thai nhi và đưa số thai nhi này ra nghĩa trang chôn cất. Riêng những thai nhi hơn 6 tháng tuổi, sau khi đưa về sẽ được hỏa thiêu mới đem chôn.
Địa bàn ông đi “thu gom” thai nhi chủ yếu ở TP Biên Hòa với 7 phòng khám tư nhân. Các bệnh viện nhà nước ông vẫn chưa tiếp cận được. “Tôi đã làm đơn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đề nghị được nhận các thai nhi về chôn cất nhưng vẫn chưa nhận được trả lời”, Cha Tịch cho biết.
Một số trường hợp bố mẹ trực tiếp đem con đến gửi chôn cất. Có gia đình bảy lần đem con đến nằm lại trong cái tủ đông. Có những người tận TP.HCM cũng xin được gởi con nằm lại trong nghĩa trang hài nhi của Cha Tịch.
Cha Tịch kể: "Trước ngày tôi đến ông nhận được 4 cú điện thoại từ TP HCM của 4 trường hợp muốn bỏ con. Sau khi nghe Cha Tịch khuyên nhủ hai trường hợp quyết giữ lại con, một trường hợp do dự và một nhất quyết bỏ con. “Họ bỏ con dễ dàng quá, tôi đã nói hết cách rồi, thật buồn khi biết mà không cứu được các sinh linh nhỏ bé”, ông buồn bã.
Theo Cha Tịch, trong số những người bỏ con, phần lớn là công nhân, học sinh - sinh viên, thậm chí trẻ vị thành niên. Anh Phạm Quốc Vinh, một người đi nhận thai nhi, cho biết cứ sau mỗi dịp lễ tết một thời gian, số lượng thai nhi anh nhận được từ các phòng khám tăng đột biến.
Nghĩa trang thai nhi rộng khoảng 100m2. Đây là mảnh đất được những người hảo tâm góp tiền mua rồi biếu tặng Cha Tịch. Một công viên nghĩa trang hài nhi đã thành hình với cây xanh và hoa cỏ. Theo linh mục, ở đây có tới 6.000 sinh linh đang được chôn cất. Sau khi đầy một lớp thai nhi sẽ được phủ một lớp xi-măng. "Với tốc độ số lượng thai nhi được nhận như hiện nay, thì có lẽ chẳng bao lâu nữa sẽ không còn chỗ cho những sinh linh 'đi sau, đến muộn' do quỹ đất có hạn”, Cha Tịch băn khoăn.
Điều đáng mừng là dường như “tốc độ nạo phá thai” đang có chiều hướng giảm dần. Anh Vinh cho biết, nếu như trước đây mỗi tháng anh nhận được khoảng 300 thai nhi thì giờ đã giảm xuống còn hơn một nửa.
“Tôi cũng nghĩ rằng việc làm của mình đang có những tác động ít nhiều đến xã hội, nhất là tình trạng nạo phá thai trong khu vực. Thực tế tình trạng nạo phá thai trong khu vực đang giảm dần. Trong mỗi thánh lễ thai nhi tôi đều khuyên nhủ mọi người về sự sống. Phải bảo vệ sự sống và ngừng việc phá thai”, Cha Tịch cho biết.
Để công việc bảo vệ sự sống của mình hiệu quả hơn, sau khi thành lập nghĩa trang hài nhi, Cha Tịch cũng lập nhà tạm lánh cho chị em lỡ mang thai. Tại nhà tạm lánh này, hiện có khoảng 30 chị em đang ở. Không chỉ có được chỗ ăn, chỗ nghỉ để chờ giờ “vượt cạn”, những chị em này còn được tạo công ăn, việc làm kiếm thêm thu nhập để trang bị cho mình khi nuôi con.
Theo Linh mục Tịch, ông đang xây thêm một nhà tạm lánh cho phụ nữ lỡ mang thai. Ông cho rằng, chỉ cần cứu được 1-2 sinh linh là một việc đáng để làm cho dù đời có vất vả.
Ông Nguyễn Văn Niên, Chủ tịch UBND phường Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai cho biết: "Tôi đã nghe rất nhiều về việc Linh mục Nguyễn Văn Tịch làm nghĩa trang hài nhi. Tôi cho rằng đấy là một việc làm rất tốt mang đầy tính nhân bản trước tình trạng nạo phá thai hiện nay. Chính quyền địa phương đánh giá rất cao và ủng hộ việc làm này".
Nguồn-http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=838614
Tại “phòng thai nhi” của mình, Linh mục Nguyễn Văn Tịch thổ lộ: “Tôi cảm ơn đời đã cho tình yêu để đồng hành cùng với các thai nhi. Khi làm việc này, tôi không nghĩ xa xôi mà chỉ mong các thai nhi vô tội có một nơi yên nghỉ xứng đáng của một phận đời. Từng có người bảo tôi là mở nghĩa trang thai nhi chẳng khác nào khuyến khích mọi người cứ việc phá thai vì đã có chỗ chôn cất. Tôi không buồn mà vẫn cứ làm. Tôi làm công khai, chính quyền địa phương và mọi người trong khu vực đều biết. Họ rất ủng hộ tôi vì đây là công việc bác ái, từ thiện”.
Trên hành lang nhà xứ giáo xứ Tây Hải (phường Hố Nai), Linh mục Tịch cơi nới thành một phòng để thai nhi rộng khoảng 4m2. Trong căn phòng này lúc nào cũng có hoa tươi và một tủ đông. Sau khi cúi mình thành kính, ông đưa tay đẩy cánh cửa tủ đông. “Đây là gần 100 thai nhi tôi đưa về khoảng nửa tháng nay”, ông nói.
Bên trong tủ có khá nhiều lọ to nhỏ, nắp màu vàng, đỏ… được sắp xếp ngăn nắp. Khá nhiều lọ chỉ là một cục máu đỏ sậm. Một số lọ đã cho thấy hình hài những đứa trẻ ngồi co quắp, mắt nhắm nghiền, sầu khổ, có lọ gắn cả tên người mẹ sinh ra đứa bé.
Ông bảo, có ngày ông nhận 5 thai nhi, có những thai nhi chỉ cần chờ thêm vài ngày là khóc tiếng khóc đầu đời. Mỗi thai nhi khi đưa về được chính tay Cha Tịch tắm rửa sạch sẽ tại căn phòng này. Sau đó, thai nhi sẽ được cho vào lọ đã được sát trùng rồi để vào tủ đông.
Cứ thế đến cuối tháng, con số thai nhi vôi tội nằm trong tủ đông này lên đến khoảng 200. Cha Tịch cho biết sau mỗi tháng “thu gom” ông sẽ tiến hành làm thánh lễ thai nhi và đưa số thai nhi này ra nghĩa trang chôn cất. Riêng những thai nhi hơn 6 tháng tuổi, sau khi đưa về sẽ được hỏa thiêu mới đem chôn.
Địa bàn ông đi “thu gom” thai nhi chủ yếu ở TP Biên Hòa với 7 phòng khám tư nhân. Các bệnh viện nhà nước ông vẫn chưa tiếp cận được. “Tôi đã làm đơn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đề nghị được nhận các thai nhi về chôn cất nhưng vẫn chưa nhận được trả lời”, Cha Tịch cho biết.
Một số trường hợp bố mẹ trực tiếp đem con đến gửi chôn cất. Có gia đình bảy lần đem con đến nằm lại trong cái tủ đông. Có những người tận TP.HCM cũng xin được gởi con nằm lại trong nghĩa trang hài nhi của Cha Tịch.
Cha Tịch kể: "Trước ngày tôi đến ông nhận được 4 cú điện thoại từ TP HCM của 4 trường hợp muốn bỏ con. Sau khi nghe Cha Tịch khuyên nhủ hai trường hợp quyết giữ lại con, một trường hợp do dự và một nhất quyết bỏ con. “Họ bỏ con dễ dàng quá, tôi đã nói hết cách rồi, thật buồn khi biết mà không cứu được các sinh linh nhỏ bé”, ông buồn bã.
Theo Cha Tịch, trong số những người bỏ con, phần lớn là công nhân, học sinh - sinh viên, thậm chí trẻ vị thành niên. Anh Phạm Quốc Vinh, một người đi nhận thai nhi, cho biết cứ sau mỗi dịp lễ tết một thời gian, số lượng thai nhi anh nhận được từ các phòng khám tăng đột biến.
Nghĩa trang thai nhi rộng khoảng 100m2. Đây là mảnh đất được những người hảo tâm góp tiền mua rồi biếu tặng Cha Tịch. Một công viên nghĩa trang hài nhi đã thành hình với cây xanh và hoa cỏ. Theo linh mục, ở đây có tới 6.000 sinh linh đang được chôn cất. Sau khi đầy một lớp thai nhi sẽ được phủ một lớp xi-măng. "Với tốc độ số lượng thai nhi được nhận như hiện nay, thì có lẽ chẳng bao lâu nữa sẽ không còn chỗ cho những sinh linh 'đi sau, đến muộn' do quỹ đất có hạn”, Cha Tịch băn khoăn.
Điều đáng mừng là dường như “tốc độ nạo phá thai” đang có chiều hướng giảm dần. Anh Vinh cho biết, nếu như trước đây mỗi tháng anh nhận được khoảng 300 thai nhi thì giờ đã giảm xuống còn hơn một nửa.
“Tôi cũng nghĩ rằng việc làm của mình đang có những tác động ít nhiều đến xã hội, nhất là tình trạng nạo phá thai trong khu vực. Thực tế tình trạng nạo phá thai trong khu vực đang giảm dần. Trong mỗi thánh lễ thai nhi tôi đều khuyên nhủ mọi người về sự sống. Phải bảo vệ sự sống và ngừng việc phá thai”, Cha Tịch cho biết.
Để công việc bảo vệ sự sống của mình hiệu quả hơn, sau khi thành lập nghĩa trang hài nhi, Cha Tịch cũng lập nhà tạm lánh cho chị em lỡ mang thai. Tại nhà tạm lánh này, hiện có khoảng 30 chị em đang ở. Không chỉ có được chỗ ăn, chỗ nghỉ để chờ giờ “vượt cạn”, những chị em này còn được tạo công ăn, việc làm kiếm thêm thu nhập để trang bị cho mình khi nuôi con.
Theo Linh mục Tịch, ông đang xây thêm một nhà tạm lánh cho phụ nữ lỡ mang thai. Ông cho rằng, chỉ cần cứu được 1-2 sinh linh là một việc đáng để làm cho dù đời có vất vả.
Ông Nguyễn Văn Niên, Chủ tịch UBND phường Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai cho biết: "Tôi đã nghe rất nhiều về việc Linh mục Nguyễn Văn Tịch làm nghĩa trang hài nhi. Tôi cho rằng đấy là một việc làm rất tốt mang đầy tính nhân bản trước tình trạng nạo phá thai hiện nay. Chính quyền địa phương đánh giá rất cao và ủng hộ việc làm này".
Nguồn-http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=838614
Chi gần 17.000 USD để tổ chức đám cưới cho bò
Một đám cưới xa hoa đã tiêu tốn đến 1 triệu Ru-pi vừa được tổ chức tại một ngôi làng ở Ấn Độ, mà “nhân vật chính” của bữa tiệc lại là một cặp bò.
Hơn 5.000 người dân trong làng đã tập trung lại để xem lễ cưới thiêng liêng giữa chú bò có tên Ganga và Prakash. Đám cưới xa hoa này được tổ chức tại ngôi làng ở thành phố Indore, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ.
Lễ cưới xa hoa được tổ chức bởi Gopal Patwari, người giám hộ của chú bò Ganga, cùng 25 thành viên có tiếng nói khác trong ngôi làng. Được biết, mục đích của lễ cưới này là nhằm cứu cho dân làng khỏi một thảm họa thiên nhiên có thể diễn ra trong tương lai.
“Những thảm họa thiên nhiên như mưa đá và lũ lụt đã xảy ra ở những khu vực lân cận, phá hủy mùa màng của hộ”, Patwari, người tổ chức lễ cưới cho biết. “Để ngăn chặn điều này xảy ra với dân làng, chúng tôi đã tổ chức đám cưới này theo lời khuyên của các nhà tiên tri. Họ cho biết điều này sẽ duy trì sự bình yên của ngôi làng”.
Hầu hết người dân trong ngôi làng đều sống nhờ những ruộng lúa mì, lúa mạch, đậu và bông, nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Do vậy rất đông dân làng đã tập trung tại đám cưới xa hoa này để cầu mong một mùa màng bội thu sau khi đám cưới được diễn ra.
Chú bò cái Ganga, “cô dâu” của đám cưới, đầu đội xari láp lánh, đeo trang sức trên người với thuốc nhuộm đỏ và một vòng hoa. Trong khi đó “chú rể” Prakash được đội mũ, trùm khăn trên cơ thể và cũng đeo rất nhiều trang sức trên người.
"Trang phục" của 2 chú bò cũng tương tự như trang phục truyền thống tại những đám cưới ở Ấn Độ. Các nghi lễ của đám cưới cũng được diễn ra đầy đủ, theo đúng phong tục các đám cưới ở Ấn Độ. 2 chú bò sau đó được dẫn đi xung quanh một ngọn lửa thiêng để khẳng định hôn nhân và cầu mong hạnh phúc dài lâu.
Dân làng đã vui mừng sau khi 2 chú bò được tuyên bố trở thành vợ chồng. Một bữa tiệc xa hoa với rất nhiều đồ ăn đã diễn ra sau đó.
“Tôi rất hạnh phúc, mọi người xung quanh tôi hạnh phúc. Tất cả mọi người đều hạnh phúc”, Patwari, chủ nhân của bữa tiệc hào hứng tuyên bố. “Cặp đôi này sẽ hạnh phúc và thịnh vượng, sẽ sinh được nhiều con cái trong tương lai”.
Được biết, để tổ chức đám cưới xa hoa này, các nhà tổ chức phải mất 2 tháng để chuẩn bị cùng số tiền 1 triệu Ru-pi. Thiệp mời được gửi đến cho 10.000 người dân tại 3 ngôi làng lân cận và kêu gọi họ ủng hộ những thứ họ có thể quyên góp.
Nguồn-http://dantri.com.vn/chuyen-la/chi-gan-17000-usd-de-to-chuc-dam-cuoi-cho-bo-865043.htm
Hơn 5.000 người dân trong làng đã tập trung lại để xem lễ cưới thiêng liêng giữa chú bò có tên Ganga và Prakash. Đám cưới xa hoa này được tổ chức tại ngôi làng ở thành phố Indore, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ.
Lễ cưới xa hoa được tổ chức bởi Gopal Patwari, người giám hộ của chú bò Ganga, cùng 25 thành viên có tiếng nói khác trong ngôi làng. Được biết, mục đích của lễ cưới này là nhằm cứu cho dân làng khỏi một thảm họa thiên nhiên có thể diễn ra trong tương lai.
“Những thảm họa thiên nhiên như mưa đá và lũ lụt đã xảy ra ở những khu vực lân cận, phá hủy mùa màng của hộ”, Patwari, người tổ chức lễ cưới cho biết. “Để ngăn chặn điều này xảy ra với dân làng, chúng tôi đã tổ chức đám cưới này theo lời khuyên của các nhà tiên tri. Họ cho biết điều này sẽ duy trì sự bình yên của ngôi làng”.
Hầu hết người dân trong ngôi làng đều sống nhờ những ruộng lúa mì, lúa mạch, đậu và bông, nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Do vậy rất đông dân làng đã tập trung tại đám cưới xa hoa này để cầu mong một mùa màng bội thu sau khi đám cưới được diễn ra.
Chú bò cái Ganga, “cô dâu” của đám cưới, đầu đội xari láp lánh, đeo trang sức trên người với thuốc nhuộm đỏ và một vòng hoa. Trong khi đó “chú rể” Prakash được đội mũ, trùm khăn trên cơ thể và cũng đeo rất nhiều trang sức trên người.
"Trang phục" của 2 chú bò cũng tương tự như trang phục truyền thống tại những đám cưới ở Ấn Độ. Các nghi lễ của đám cưới cũng được diễn ra đầy đủ, theo đúng phong tục các đám cưới ở Ấn Độ. 2 chú bò sau đó được dẫn đi xung quanh một ngọn lửa thiêng để khẳng định hôn nhân và cầu mong hạnh phúc dài lâu.
Dân làng đã vui mừng sau khi 2 chú bò được tuyên bố trở thành vợ chồng. Một bữa tiệc xa hoa với rất nhiều đồ ăn đã diễn ra sau đó.
“Tôi rất hạnh phúc, mọi người xung quanh tôi hạnh phúc. Tất cả mọi người đều hạnh phúc”, Patwari, chủ nhân của bữa tiệc hào hứng tuyên bố. “Cặp đôi này sẽ hạnh phúc và thịnh vượng, sẽ sinh được nhiều con cái trong tương lai”.
Được biết, để tổ chức đám cưới xa hoa này, các nhà tổ chức phải mất 2 tháng để chuẩn bị cùng số tiền 1 triệu Ru-pi. Thiệp mời được gửi đến cho 10.000 người dân tại 3 ngôi làng lân cận và kêu gọi họ ủng hộ những thứ họ có thể quyên góp.
Nguồn-http://dantri.com.vn/chuyen-la/chi-gan-17000-usd-de-to-chuc-dam-cuoi-cho-bo-865043.htm
Loài vật hoán đổi bộ phận sinh dục, "yêu" suốt 70 giờ
Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện loài sinh vật có sự hoán đổi bộ phận sinh dục: Con đực có âm đạo, con cái có “của quý”. Đặc biệt, thời gian giao phối của chúng lên đến 70 giờ.
Loài côn trùng Neotrogla được tìm thấy cách đây 18 năm, có kích thước chỉ từ 2,7mm đến 3,7mm. Khi phân tích 4 loài côn trùng thuộc chi Neotrogla ở những hang động xa xôi ở Brazil, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có sự đảo ngược vai trò cơ quan sinh dục của chúng.
Bộ phận sinh dục của con cái trông giống như dương vật gọi là gynosome, dài khoảng 1/7 chiều dài cơ thể bao gồm ống dẫn, các cơ, màng và gai sinh dục. Ngược lại, bộ phận sinh dục con đực lại có cấu tạo giống âm đạo. Đặc biệt, thời gian một lần giao phối của chúng kéo dài từ 40 - 70 giờ.
Trong khi giao phối, con cái sẽ đưa “vòi” của chúng vào bộ phận sinh dục con đực và bắt đầu hút cạn tinh trùng. Ngoài ra, lớp màng bên trong cơ quan sinh dục con cái sẽ phồng lên, gai trên bộ phận sinh dục của con cái có “nhiệm vụ” gắn chặt hai cá thể với nhau - đến mức phần bụng con đực bị đứt hẳn ra. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì tới bộ phận sinh dục con đực.
Tác giả nghiên cứu - nhà côn trùng học Kazunori Yoshizawa thuộc ĐH Hokkaido (Nhật Bản) - giải thích thêm: “Gynosomes là cấu trúc hoàn toàn mới trong sự tiến hoá. Sự phát triển mới lạ này rất hiếm, có thể so sánh với nguồn gốc các loài côn trùng có cánh".
Theo các nhà khoa học, sở dĩ sinh vật này có đặc điểm sinh sản độc đáo như vậy là do chúng sống trong môi trường hang động khô khan. Môi trường sống nghèo nàn chất dinh dưỡng nên việc con cái thường xuyên giao phối với con đực sẽ là một thuận lợi lớn cho sự phát triển của nó bởi lượng chất dinh dưỡng và tinh trùng nó nhận được từ tinh dịch của con đực.
Hành vi tình dục của loài này có dấu hiệu cưỡng chế từ con cái. Mặc dù ở hầu hết động vật, hành động cưỡng chế trong quan hệ tình dục thuộc tính năng độc quyền của giống đực.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Current Biology hôm 17/4.
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/
Loài côn trùng Neotrogla được tìm thấy cách đây 18 năm, có kích thước chỉ từ 2,7mm đến 3,7mm. Khi phân tích 4 loài côn trùng thuộc chi Neotrogla ở những hang động xa xôi ở Brazil, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có sự đảo ngược vai trò cơ quan sinh dục của chúng.
Bộ phận sinh dục của con cái trông giống như dương vật gọi là gynosome, dài khoảng 1/7 chiều dài cơ thể bao gồm ống dẫn, các cơ, màng và gai sinh dục. Ngược lại, bộ phận sinh dục con đực lại có cấu tạo giống âm đạo. Đặc biệt, thời gian một lần giao phối của chúng kéo dài từ 40 - 70 giờ.
Trong khi giao phối, con cái sẽ đưa “vòi” của chúng vào bộ phận sinh dục con đực và bắt đầu hút cạn tinh trùng. Ngoài ra, lớp màng bên trong cơ quan sinh dục con cái sẽ phồng lên, gai trên bộ phận sinh dục của con cái có “nhiệm vụ” gắn chặt hai cá thể với nhau - đến mức phần bụng con đực bị đứt hẳn ra. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì tới bộ phận sinh dục con đực.
Tác giả nghiên cứu - nhà côn trùng học Kazunori Yoshizawa thuộc ĐH Hokkaido (Nhật Bản) - giải thích thêm: “Gynosomes là cấu trúc hoàn toàn mới trong sự tiến hoá. Sự phát triển mới lạ này rất hiếm, có thể so sánh với nguồn gốc các loài côn trùng có cánh".
Theo các nhà khoa học, sở dĩ sinh vật này có đặc điểm sinh sản độc đáo như vậy là do chúng sống trong môi trường hang động khô khan. Môi trường sống nghèo nàn chất dinh dưỡng nên việc con cái thường xuyên giao phối với con đực sẽ là một thuận lợi lớn cho sự phát triển của nó bởi lượng chất dinh dưỡng và tinh trùng nó nhận được từ tinh dịch của con đực.
Hành vi tình dục của loài này có dấu hiệu cưỡng chế từ con cái. Mặc dù ở hầu hết động vật, hành động cưỡng chế trong quan hệ tình dục thuộc tính năng độc quyền của giống đực.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Current Biology hôm 17/4.
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/
Subscribe to:
Posts (Atom)