Một món ăn truyền thống, dễ làm dùng đúng cách chắc chắn sẽ góp phần giảm nhiệt, đẩy lùi một số bệnh tật phát sinh trong mùa hè.
Món canh cua, mướp, mồng tơi, rau đay
Cua đồng rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, chất béo và nhất là canxi, phốt pho; ngoài ra còn có sắt và các vitamin B1, B2, PP... Cua có tác dụng giảm đau nhức cơ xương khớp. Người ta thường giã cua, lọc nước uống sống trong trường hợp bị ngã, bị đòn, bị đụng dập các bắp cơ, mình mẩy đau nhức, chân tay mệt mỏi, không muốn vận động.
Mướp vị ngọt, tính bình, không độc, vừa là rau ăn lại có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, cầm máu và lợi sữa. Chị em phụ nữ sau sinh nở ăn mướp rất lành.
Mồng tơi vị chua, hàn, không độc, tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, đau đầu do trúng nắng. Đặc biệt, lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da, làm cho mất nếp nhăn ở mặt, da mịn màng mềm mại, chống thô ráp bằng cách giã nhỏ lá mồng tơi non lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Rau đay vị đắng tính bình, lá rau có chất nhày, nấu ăn nhuận tràng rất tốt, thông tiểu tiện, chữa táo bón, mát gan mát ruột. Rau đay còn chữa được ho khan, lợi sữa. Chị em phụ nữ sau sinh ăn rau đay sẽ có tỷ lệ chất béo trong sữa cao hơn các loại rau khác.
Chế biến: Cua đồng 500g; mướp hương 1 quả, nạo sạch vỏ, rửa thái miếng; rau mồng tơi, rau đay mỗi thứ một ít. Lọc cua thật kỹ, đun sôi, gạt gạch sang bên cho rau và mướp vào cùng đun chín để nguội, cho gia vị vừa đủ, canh cua ăn với cà pháo muối giòn rất hợp vị.
Canh rau ngót thịt heo
Rau ngót vừa bổ dưỡng lại giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc. Chị em phụ nữ sau sinh và người ốm dậy ăn canh rau ngót rất tốt.
Thịt heo (loại thăn tươi) có thành phần dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, chất béo và chất đường. Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất và các vitamin. Thịt heo giúp cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ, nhất là não bộ.
Chế biến: Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò qua cho mềm; thịt băm nhỏ, xào chín, cho nước vào đun sôi (tùy lượng người ăn) cho rau vào nêm gia vị vừa đủ.
Trong dân gian còn dùng lá rau ngót để chữa sót nhau cho sản phụ và tưa lưỡi ở trẻ em. Dùng lá non, giã nhỏ, lấy nước cốt thấm vào bông đánh nhẹ trên lưỡi cho trẻ. Cũng lá rau giã uống sống sau 15 phút nhau sẽ bong.
Canh tôm nõn nấu bầu
Tôm nõn là thực phẩm tỷ lệ đạm rất cao, nhiều canxi, được nhiều người ưa thích vì ăn không ngán, dễ tiêu hóa. Bầu, bí đều là rau quả mát, dễ nấu, dễ ăn về mùa hè, lợi niệu lại nhuận tràng.
Chế biến: Tôm khô rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút cho mềm, nấu sôi, bỏ bầu, bí (băm nhỏ hoặc sắt miếng nhỏ) vào, nêm gia vị, nấu sôi là được.
Canh mướp thịt nạc
Mướp 250 gr, thịt nạc 50 gr, các gia vị hành, gừng, bột nêm... Mướp gọt bỏ vỏ, cắt lát hình xéo, thịt nạc thái lát. Nấu nước sôi, cho thịt vào trước, sau đó đến mướp, nấu với lửa nhỏ đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Có tác dụng thanh nhiệt, mát máu giải độc, đạt hiệu quả tốt với các chứng nhiệt như phiền khát.
Canh mướp trứng gà
Trứng gà 2 quả, mướp 250 gr, các gia vị. Mướp gọt vỏ thái lát, nước nấu sôi cho mướp vào; trứng gà khuấy đều cho vào sau, nêm nếm gia vị. Canh này có công hiệu tư âm nhuận táo (chống khô), thanh nhiệt giải độc, thanh phế lợi hầu, đạt hiệu quả tốt với chứng nhiệt, phiền khát...
Canh nấm hương
Nấm hương 25 gr, đại táo 10 quả, các gia vị. Nấm hương ngâm nước nóng cho mềm, thái sợi; táo rửa sạch, cùng cho vào nồi để nấu canh, nấu với lửa mạnh đến sôi, thì hạ lửa nhỏ hầm thêm khoảng 15 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Canh vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu 200 gr, các gia vị. Dưa hấu bỏ ruột, bỏ vỏ xanh bên ngoài cùng, thái lát dày, cho vào nồi sau khi nước sôi, nấu đến chín mềm, nêm nếm. Canh vỏ dưa hấu là một món thanh nhiệt giải độc của mùa nóng, đơn giản, dễ thực hiện.
Canh khổ qua thịt nạc
Khổ qua 250 gr, thịt nạc 100 gr, gia vị. Khổ qua bỏ hột, thái lát; thịt nạc thái lát, cùng khổ qua đem hầm đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Canh này có tác dụng thanh nhiệt chống say nắng, giải độc sáng mắt.
Canh cá trích tỏi
Cá trích 250 gr, vài tép tỏi, hành, gừng, gia vị. Cá trích làm sạch cho vào chảo dầu chiên sơ, sử dụng sau. Tỏi băm nhỏ, rồi cùng cá và các nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm nước và nấu với lửa mạnh đến khi sôi, thì chuyển lửa nhỏ hầm thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Canh bí đao thịt vịt
Bí đao 0,5 kg, thịt vịt 250 gr, hành, gừng, gia vị. Bí đao để cả vỏ, rửa sạch thái lát. Vịt làm sạch, bỏ nội tạng, cắt miếng, cho vào nồi nấu đến sôi, chuyển lửa nhỏ hầm đến gần chín thì cho bí đao vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị.
Theo Nguyễn Nam
Chất lượng Việt Nam-http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-mon-canh-nen-co-trong-mua-he-876349.htm
20.5.14
16.5.14
Phòng ngừa bệnh rối loạn Tuyến tiền liệt
Có những điều nam giới có thể thực hiện để hạn chế nguy cơ, hoặc giảm tốc độ phát triển của bệnh. Ba bước quan trọng nhất để duy trì sức khỏe Tuyến tiền liệt và sức khỏe nói chung là: ăn uống đầy đủ, thường xuyên vận động và kiểm tra sức khỏe đều đặn.
Ăn nhiều chất có khả năng chống ung thư Tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ rối loạn Tuyến tiền liệt
Thức ăn và thức uống có thể làm giảm thiểu nguy cơ rối loạn Tuyến tiền liệt, đặc biệt là ung thư. Các nhà nghiên cứu cho biết một số sản phẩm có nguồn gốc thực vật tỏ ra có lợi cho việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh ung thư Tuyến tiền liệt.
Năng vận động thể lực
Tập thể dục đều đặn làm tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường tiêu hóa, tất cả góp phần ngăn ngừa ung thư, giảm tình trạng béo phì, một tác nhân có khả năng dẫn đến ung thư.
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe và khi kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể ngăn ngừa rối loạn Tuyến tiền liệt.
Tập thể dục nhịp điệu, giúp tăng quá trình hít thở và nhịp tim, cải thiện sức khỏe tuần hoàn, mỗi 30 phút/ngày.
Đi bộ là môn phổ biến nhất, dễ dàng và không tốn kém. Ngoài ra, kết hợp các loại thể dục thể thao khác như: chạy xe đạp, đánh gôn, quần vợt, bóng rổ… Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người mà ta chọn các loại hình thể dục với quan niệm tập thể dục thể thao là một niềm vui.
Kiểm tra sức khỏe đều đặn
Đây là điều cần thiết để duy trì sức khỏe. Nếu rối loạn Tuyến tiền liệt xuất hiện thì khám trực tràng và xét nghiệm PSA có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, lúc này bệnh dễ điều trị và chữa khỏi nhất.
Nếu không kiểm tra đều đặn thì nên sắp xếp cuộc hẹn khám sức khỏe, kể cả khám Tuyến tiền liệt và biến điều đó thành thói quen hàng năm.
Theo-http://suckhoedoisong.vn/nam-hoc/phong-ngua-benh-roi-loan-tien-liet-tuyen-20110124034251887.htm
Ăn nhiều chất có khả năng chống ung thư Tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ rối loạn Tuyến tiền liệt
Thức ăn và thức uống có thể làm giảm thiểu nguy cơ rối loạn Tuyến tiền liệt, đặc biệt là ung thư. Các nhà nghiên cứu cho biết một số sản phẩm có nguồn gốc thực vật tỏ ra có lợi cho việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh ung thư Tuyến tiền liệt.
- Cà chua: có chứa chất lycopen, chất này làm cho cà chua có màu đỏ, có tác dụng oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào khỏi tác dụng của các gốc tự do, phân tử độc có thể làm tổn hại tế bào. Lycopen có trong sản phẩm cà chua nấu chín: xúp, nước sốt có khả năng chống ung thư tốt hơn lycopen trong sản phẩm tươi sống: cà chua tươi hoặc nước ép cà chua.
- Dưa hấu và bưởi đỏ ruột cũng chứa một lượng nhỏ lycopen.
- Đậu nành: một số hợp chất trong đậu nành giúp kích thích cơ thể tổng hợp globulin kiểm soát các nội tiết tố giới tính testosteron và estrogen. Khi được kiểm soát, các nội tiết tố này giảm tác dụng. Do đó, đậu nành ngoài tác dụng kiểm soát ung thư, còn có tác dụng ngăn ngừa chứng phì đại Tuyến tiền liệt, và hạ mức cholesterol.
- Trà xanh: có chứa hàm lượng chất kháng oxi hóa EGCG (epigallocatechin - 3 - gallate) cao, chất này giúp ngăn chặn các tế bào sống bị tổn thương và lão hóa sớm. Ức chế hoạt tính enzyme cần thiết cho sự phát triển của ung thư. Các nhà nghiên cứu đề nghị nam giới uống 3 tách trà xanh mỗi ngày có tác dụng ngừa ung thư Tuyến tiền liệt và ung thư vú.
- Các loại rau họ bắp cải gồm: cải bắp, bông cải, củ cải trắng, các loại rau này chứa một số chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển ung thư Tuyến tiền liệt.
- Tỏi: giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tác động lan rộng của ung thư, tăng sự sản xuất enzyme, giúp loại bỏ những chất gây ung thư .
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất: giúp cho Tuyến tiền liệt khỏe mạnh, đặc biệt là các vitamin C, D, E và các muối khoáng như: selen, kẽm.
- Kiêng chất béo: các nhà nghiên cứu ở Đại học Harward thấy rằng, những người ăn nhiều chất béo có nguy cơ bị ung thư Tuyến tiền liệt cao hơn 80% với người ăn ít chất béo.
- Ăn nhiều ngũ cốc và rau quả: cách tốt nhất để giảm chất béo và calo. Thức ăn thực vật, trái cây, rau và các thực phẩm làm từ ngũ cốc chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đồng thời có lợi cho sức khỏe.
Năng vận động thể lực
Tập thể dục đều đặn làm tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường tiêu hóa, tất cả góp phần ngăn ngừa ung thư, giảm tình trạng béo phì, một tác nhân có khả năng dẫn đến ung thư.
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe và khi kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể ngăn ngừa rối loạn Tuyến tiền liệt.
Tập thể dục nhịp điệu, giúp tăng quá trình hít thở và nhịp tim, cải thiện sức khỏe tuần hoàn, mỗi 30 phút/ngày.
Đi bộ là môn phổ biến nhất, dễ dàng và không tốn kém. Ngoài ra, kết hợp các loại thể dục thể thao khác như: chạy xe đạp, đánh gôn, quần vợt, bóng rổ… Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người mà ta chọn các loại hình thể dục với quan niệm tập thể dục thể thao là một niềm vui.
Kiểm tra sức khỏe đều đặn
Đây là điều cần thiết để duy trì sức khỏe. Nếu rối loạn Tuyến tiền liệt xuất hiện thì khám trực tràng và xét nghiệm PSA có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, lúc này bệnh dễ điều trị và chữa khỏi nhất.
Nếu không kiểm tra đều đặn thì nên sắp xếp cuộc hẹn khám sức khỏe, kể cả khám Tuyến tiền liệt và biến điều đó thành thói quen hàng năm.
Theo-http://suckhoedoisong.vn/nam-hoc/phong-ngua-benh-roi-loan-tien-liet-tuyen-20110124034251887.htm
15.5.14
Các bệnh Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là tuyến gì? Nằm ở đâu trong cơ thể và phát sinh những bệnh gì? Ung thư có triệu chứng gì? Các phương pháp theo dõi và chữa trị…
Tuyến tiền liệt là một tuyến của hệ sinh sản nam. Trong khoảng 7 tuần lễ đầu của thời kỳ bào thai, cơ quan hóa sinh dục dục của hai giời nam nữ có bề ngoài giống nhau, sau đó mới biệt hóa và phát triển hình thái đặc thù, cho từng giới cả bên trong lẫn bên ngoài. Tuyến tiền liệt có kích thước như quả hạt dẻ, to, dẹt, chỉ có ở nam giới, nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo, gồm hai múi. Tuyến tiền liệt (TTL) chính là vết tích của tử cung còn sót lại, thường không được biết đến trừ phi nó to ra khi đã có tuổi.
Ở tuổi trưởng thành thường có kích thước rộng 4cm x 3 cm cao x 2,5 cm dầy, có khối lượng từ 15 – 25g, tiết ra chất nhờn và tạo nên một số thành phần của tinh dịch. Dọc theo thân của TTL có các chuỗi mạch – thần kinh (vasculo – nerveux) kích thích sự cương dương của dương vật. Bệnh lý TTL thường gặp là viêm, phì đại lành tính và ung thư.
Viêm tuyến tiền liệt
Thường xảy ra ở người có tuổi nhưng cũng có khi ở người trẻ. Nguyên nhân chính thường do virus hoặc vi khuẩn. Viêm TTL bao gồm nhiều thể từ nhiễm khuẩn cấp cho tới hội chứng đau mạn tính TTL. Hội chứng này có bốn thể chính: Viêm TTL do nhiễm khuẩn cấp, ít gặp nhất nhưng lại dễ chẩn đoán và điều trị nhất. Bệnh cảnh: Xảy ra đột ngột, trong nước tiểu có nhiều bạch cầu và vi khuẩn. Sốt, gai rét, đau vùng thắt lưng và vùng sinh dục, có cảm giác nóng rát hay đau khi đái.
Viêm TTL mạn tính: Cũng do nhiễm khuẩn nhưng không xảy ra đột ngột. Chỉ có triệu chứng nhiễm khuẩn bang quang hay tái diễn với cùng loại vi khuẩn. Nguyên nhân có thể do một khuyết tật ở TTL nên vi khuẩn hay có ở đường tiết niệu. TTL thường bình thường hay đau khi khám.
Hội chứng đau mạn tính vùng tiểu khung và viêm mạn tính TTL không do nhiểm khuẩn là thể thường gặp nhất nhưng cũng chưa được hiểu rõ nhất. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở nam, từ tuổi vị thành niên muộn trở đi (từ 17 tuổi), các triệu chứng hết rồi lại tái diễn một cách tự nhiên, có thể có dấu hiệu viêm hay không.
Trong thể viêm, nước tiểu, tinh dịch và các dịch của TTL không thấy bằng chứng của vi sinh vật gây bệnh nhưng lại có chứa những loại tế bào mà cơ thể thường tạo ra để chống lại sự nhiễm khuẩn.
Được chẩn đoán là viêm TTL mà lại không có triệu chứng viêm khi người bệnh không thể hiện triệu chứng gì nhưng vẫn có các tế bào chống lại sự nhiễm khuẩn trong tinh dịch. Thường phát hiện ra một cách tình cờ khi thầy thuốc tìm nguyên nhân hiếm muộn hay khi làm tét phát hiện ung thư TTL. Viêm TTL không phải là bệnh lây truyền, đại đa số trường hợp không lây lan qua quan hệ tình dục.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm tuyến tiền liệt thường phối hợp với những biến đổi về tần số xuất tinh.
Triệu chứng bao gồm đau lưng, đau vùng tiểu khung, xuất tiết dịch đục ở dương vật, thay đổi về tiểu tiện. Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh. Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn thì điều trị bằng phương pháp xoa bóp. Thầy thuốc cho ngón tay qua trực tràng rồi ép nhịp nhàng vào tuyến tiền liệt.
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Là u thường có nhất ở nam giới. Ở tuổi trưởng thành, tuyến tiền liệt nặng khoảng 20 gam. Ở một số người tuyến tiền liệt nhỏ đi nhưng đa số trường hợp tuyến phì đại và trở thành u lành. Đối với nam giới trên 50 tuổi, tỷ lệ này ở Việt Nam là 50 – 60% và 70 – 80% trên thế giới. Hai yếu tố quan trọng gây u lành tuyến tiền liệt là tuổi và testosteron.
Phì đại lành tính TTL là loại bệnh lý chính đứng hàng thứ 2: TTL phát triển chèn ép vào niệu đạo và gây ra nhiều vấn đề tiết niệu như hay đi tiểu, dòng nước tiểu yếu, đôi khi dừng và nhỏ giọt. Vì TTL vẫn phát triển suốt thời kỳ trưởng thành cho nên phì đại TTL rất hay gặp ở nam giới ngoài tuổi 50 và nam giới có tuổi cũng có nguy cơ cao bị ung thư TTL tuy có ít hơn. Thăm khám qua trực tràng để đánh giá kích thước và độ cứng của TTL, siêu âm hay chụp X-quang bang quang là những thăm dò thường làm.
Phì đại TTL cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tiết niệu như viêm TTL. Đến tuổi 60, nhiều nam có những dấu hiệu phì đại TTL. Đến tuổi 70, hầu hết nam có TTL to ra ở mức độ nào đó. Trong trường hợp xấu nhất, phì đại TTL có thể làm cho bang quang yếu đi, nhiễm khuẩn bang quang hay thận, tắc dòng tiểu và suy thận. Sự thực là một số nam bị ung thư TTL cũng đã bị phì đại TTL nhưng 2 bệnh không nhất thiết liên quan với nhau. Phần lớn nam giới bị phì đại TTL không phát triển thành ung thư TTL nhưng vì các triệu chứng sớm của 2 bệnh này giống nhau nên thầy thuốc cần đánh giá cả hai.
Các thể bệnh TTL có thể có các triệu chứng tương tự, ví dụ viêm và phì đại TTL đều hay đi đái nhiều, buồn đái khẩn cấp; có người bị phì đại TTL bị khó đái lúc đầu, người khác lại bị đái đêm hay có người bị ung thư TTL lại không hề có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu.
Bị viêm và phì đại TTL không tăng khả năng vị ung thư TTL; nhưng cũng có khi đồng thời bị cả hai thể bệnh. Vì thế mọi nam giới ngoài 45 đều nên kiểm tra hàng năm TTL bằng PSA và thăm khám qua trực tràng. Ba quan ngại thường gặp nhất ở nam là đái đêm nhiều, buồn đái khẩn cấp và bí đái. Tuy nhiên, vì có nhiều lý do gây tăng PSA nên nếu nghi ngờ ung thư thì làm sinh thiết.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là rối loạn tiểu tiện. Mức độ rối loạn nặng hay nhẹ thông qua những biểu hiện sau trong một tháng theo dõi:
- Cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sau mỗi lần đi tiểu xong?
- Sau khi tiểu xong phải đi tiểu lại trong khoảng thời gian chưa đến 2 giờ.
- Đang đi tiểu thì bị ngừng đột ngột rồi lại đi tiểu tiếp?
- Có bao nhiêu lần không thể nhịn được tiểu?
- Có bao nhiêu lần thấy tia nước tiểu yếu?
- Có bao nhiêu lần phải rặn gắng sức mới tiểu được?
- Trong một đêm thường phải đi tiểu mấy lần?
Không có bệnh khi trả lời “không” ở tất cả các biểu hiện trên. Nếu có một số hay thường xuyên những triệu chứng kể trên cần phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Điều trị nội khoa u lành tuyến tiền liệt bằng cách sử dụng một trong các thuốc ức chế sản xuất testosteron, thuốc ức chế phát triển, thuốc ức chế thụ thể adrenergic có thể phối hợp với thuốc ức chế sản xuất testosteron. Trong những trường hợp u quá to (> 60 gam), có phối hợp sỏi bàng quang, sỏi thận… cần phải điều trị ngoại khoa.
Ung thư tiến liệt tuyến
Là bệnh lý hay gặp nhất ở nam giới. Ung thư TTL xảy ra khi các tế bào của TTL đột biến và sinh sôi phát triển nhanh không thể kiểm soát; những tế bào này có thể lan xa (gọi là di căn) ra các bộ phận khác của cơ thể, nhất là xương. Các hạch bạch huyết, trực tràng và bàng quang. Ung thư TTL có thể gây đau, khó đái, rối loạn chức năng cương dương và nhiều triệu chứng khác. Có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển ung thư TTL, trong đó có yếu tố gien và chế độ ăn uống. Năm 2008, có công trình nghiên cứu nhận thấy finasteride giảm được tỷ lệ ung thư TTL khoảng 30%.
Nhiều nam giới lo sợ không chỉ vì bệnh đe dọa tính mạng mà còn đe dọa cả cuộc sống tình dục; hậu quả của nhiều phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng tới vấn đề kiểm soát bàng quang và chức năng cương dương. Nếu được phát hiện sớm, khi ung thư mới chỉ giới hạn ở tuyến thì khả năng điều trị mới có kết quả với tác dụng phụ tối thiểu. Khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến thì việc điều trị khó khăn hơn. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị giúp kiểm soát ung thư TL.
Càng cao tuổi thì nguy cơ bị ung thư TTL càng tăng, 70 tuổi trung bình nam giới Mỹ được chẩn đoán là ung thư TTL (ở độ tuổi 50, khoảng một phần ba nam giới đã có một số tế bào ung thư ở TTL đến tuổi 80, số này tăng lên khoảng ba phần tư). Theo dõi sự phát triển của TTL bằng cách khám qua trực tràng hàng năm là rất cần thiết cho những người trên 40 tuổi, đó là khuyến cáo của Hội Ung thư Mỹ. Cũng còn phương pháp mới là khám bằng siêu âm qua trực tràng.
Ung thư TTL là thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai do ung thư ở Mỹ sau ung thư da. Ở Mỹ, khoảng 11 người thì có thể 1 bị bệnh này và hàng năm số bệnh nhân chết khoảng 25.000 người. Tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
Giai đoạn đầu của ung thư TTL cũng không có triệu chứng gì, vì thế khi bệnh nhân đến khám thì tỷ lệ đã có di căn tới 40% và tỷ lệ tử vong chiếm hàng thứ ba sau ung thư phổi và ung thư đại – trực tràng ở nam giới cao tuổi.
Cần nhớ rằng ung thư TTL tác động đến nam giới nhiều nhưng không phải gây nhiều tử vong cho nam giới vì theo Viện nghiên cứu về ung thư Quốc gia Mỹ thì khoảng một phần năm nam giới Mỹ được chẩn đoán là bị ung thư TTL nhưng chỉ có 3% nam giới Mỹ tử vong. Tại sao con số được chẩn đoán là ung thư TTL lại nhiều hơn số tử vong đến thế? Chỉ có câu trả lời là ung thư TTL tiến triển chậm hơn nhiều so với nhiều loại ung thư khác. Nhiều nam giới đã chung sống với nó trong nhiều năm.
Nhiều người khác cố gắng không điều trị mà chỉ theo dõi kỹ diễn biến bệnh, một phương pháp gọi là “chờ đợi nhưng theo dõi tích cực”: Chiến lược đó là hàng năm kiểm tra TTL; khám trực tràng bằng tay và làm tét xác định nồng độ PSA (sau tuổi 50) để phát hiện sớm ung thư TTL, khi đó việc điều trị có hiệu quả nhất. Nhiều thầy thuốc cũng coi tét PSA và khám trực tràng là phương pháp để tầm soát ung thư TTL cũng như để theo dõi sự tái phát.
Như trên đã nói, ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng gì vào giai đoạn sớm, ngoài những thay đổi có thể phát hiện thấy khi thăm khám trực tràng bằng tay hoặc siêu âm hoặc tình cờ phát hiện ra PSA tăng. Tuy nhiên, đôi khi ung thư TTL cũng gây ra các triệu chứng thường tương tự như phì đại lành tính TTL.
Những dấu hiệu cần lưu ý bao gồm: Khi đái, dòng nước tiểu không còn mạnh như trước; dò rỉ nước tiểu; đái dắt hoặc đái nhiều lần; đái đau; nước tiểu có lẫu máu; đái đêm; đau vùng tiểu khung; đau bụng dưới.
Một nguồn khác cho thấy bệnh ung thư TTL tiến triển ở đa số đàn ông với tốc độ chậm tới mức cho đến cuối đời cũng khong có bất cứ dấu hiệu nào. Sự thật một nửa số đàn ông 80 tuổi đều có tế bào ung thư trong TTL thế nhưng đa số không chết vì bệnh này (Theo N and Z số 16/08).
Ung thư TTL hay kết hợp với rối loạn chức năng tiểu tiện vì tuyến bao quanh phần niệu đạo nằm trong tuyến. Do đó những thay đổi ở tuyến có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiết niệu.
Ung thư TTL đã tiến triển có thể lan tới các bộ phận khác của cơ thể và gây thêm các triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau xương, thường đau ở cột sống, tiểu khung hay xương sườn. Ung thư di căn tới các xương khác như xương đùi (thường ở phần gần trung tâm của xương), di căn tới đốt sống cũng có thể gây chèn ép ống tủy, làm cho chân yếu, són đái, són phân.
Cần phân biệt hai loại ung thư TTL:
Loại ung thư TTL không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì suốt cả đời, chỉ đến khi chết, mổ tử thi mới phát hiện ra. Loại ung thư này không đe dọa tuổi thọ hay chất lượng sống và không cần điều trị.
Loại ung thư làm cho TTL phát triển to đến mức có triệu chứng và có nồng độ PSA tăng, khám trực tràng có thể sờ thấy, loại này tiềm ẩn tiên lượng xấu và có thể có diễn biến nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Theo-http://suckhoe.24h.com.vn/viem-tuyen-tien-liet/tong-quan/cac-benh-tuyen-tien-liet-t1f0w43c807pc795a7454ht2.html#gsc.tab=0&gsc.q=Viem-tuyen-tien-liet&gsc.page=1
Tuyến tiền liệt là một tuyến của hệ sinh sản nam. Trong khoảng 7 tuần lễ đầu của thời kỳ bào thai, cơ quan hóa sinh dục dục của hai giời nam nữ có bề ngoài giống nhau, sau đó mới biệt hóa và phát triển hình thái đặc thù, cho từng giới cả bên trong lẫn bên ngoài. Tuyến tiền liệt có kích thước như quả hạt dẻ, to, dẹt, chỉ có ở nam giới, nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo, gồm hai múi. Tuyến tiền liệt (TTL) chính là vết tích của tử cung còn sót lại, thường không được biết đến trừ phi nó to ra khi đã có tuổi.
Ở tuổi trưởng thành thường có kích thước rộng 4cm x 3 cm cao x 2,5 cm dầy, có khối lượng từ 15 – 25g, tiết ra chất nhờn và tạo nên một số thành phần của tinh dịch. Dọc theo thân của TTL có các chuỗi mạch – thần kinh (vasculo – nerveux) kích thích sự cương dương của dương vật. Bệnh lý TTL thường gặp là viêm, phì đại lành tính và ung thư.
Viêm tuyến tiền liệt
Thường xảy ra ở người có tuổi nhưng cũng có khi ở người trẻ. Nguyên nhân chính thường do virus hoặc vi khuẩn. Viêm TTL bao gồm nhiều thể từ nhiễm khuẩn cấp cho tới hội chứng đau mạn tính TTL. Hội chứng này có bốn thể chính: Viêm TTL do nhiễm khuẩn cấp, ít gặp nhất nhưng lại dễ chẩn đoán và điều trị nhất. Bệnh cảnh: Xảy ra đột ngột, trong nước tiểu có nhiều bạch cầu và vi khuẩn. Sốt, gai rét, đau vùng thắt lưng và vùng sinh dục, có cảm giác nóng rát hay đau khi đái.
Viêm TTL mạn tính: Cũng do nhiễm khuẩn nhưng không xảy ra đột ngột. Chỉ có triệu chứng nhiễm khuẩn bang quang hay tái diễn với cùng loại vi khuẩn. Nguyên nhân có thể do một khuyết tật ở TTL nên vi khuẩn hay có ở đường tiết niệu. TTL thường bình thường hay đau khi khám.
Hội chứng đau mạn tính vùng tiểu khung và viêm mạn tính TTL không do nhiểm khuẩn là thể thường gặp nhất nhưng cũng chưa được hiểu rõ nhất. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở nam, từ tuổi vị thành niên muộn trở đi (từ 17 tuổi), các triệu chứng hết rồi lại tái diễn một cách tự nhiên, có thể có dấu hiệu viêm hay không.
Trong thể viêm, nước tiểu, tinh dịch và các dịch của TTL không thấy bằng chứng của vi sinh vật gây bệnh nhưng lại có chứa những loại tế bào mà cơ thể thường tạo ra để chống lại sự nhiễm khuẩn.
Được chẩn đoán là viêm TTL mà lại không có triệu chứng viêm khi người bệnh không thể hiện triệu chứng gì nhưng vẫn có các tế bào chống lại sự nhiễm khuẩn trong tinh dịch. Thường phát hiện ra một cách tình cờ khi thầy thuốc tìm nguyên nhân hiếm muộn hay khi làm tét phát hiện ung thư TTL. Viêm TTL không phải là bệnh lây truyền, đại đa số trường hợp không lây lan qua quan hệ tình dục.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm tuyến tiền liệt thường phối hợp với những biến đổi về tần số xuất tinh.
Triệu chứng bao gồm đau lưng, đau vùng tiểu khung, xuất tiết dịch đục ở dương vật, thay đổi về tiểu tiện. Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh. Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn thì điều trị bằng phương pháp xoa bóp. Thầy thuốc cho ngón tay qua trực tràng rồi ép nhịp nhàng vào tuyến tiền liệt.
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Là u thường có nhất ở nam giới. Ở tuổi trưởng thành, tuyến tiền liệt nặng khoảng 20 gam. Ở một số người tuyến tiền liệt nhỏ đi nhưng đa số trường hợp tuyến phì đại và trở thành u lành. Đối với nam giới trên 50 tuổi, tỷ lệ này ở Việt Nam là 50 – 60% và 70 – 80% trên thế giới. Hai yếu tố quan trọng gây u lành tuyến tiền liệt là tuổi và testosteron.
Phì đại lành tính TTL là loại bệnh lý chính đứng hàng thứ 2: TTL phát triển chèn ép vào niệu đạo và gây ra nhiều vấn đề tiết niệu như hay đi tiểu, dòng nước tiểu yếu, đôi khi dừng và nhỏ giọt. Vì TTL vẫn phát triển suốt thời kỳ trưởng thành cho nên phì đại TTL rất hay gặp ở nam giới ngoài tuổi 50 và nam giới có tuổi cũng có nguy cơ cao bị ung thư TTL tuy có ít hơn. Thăm khám qua trực tràng để đánh giá kích thước và độ cứng của TTL, siêu âm hay chụp X-quang bang quang là những thăm dò thường làm.
Phì đại TTL cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tiết niệu như viêm TTL. Đến tuổi 60, nhiều nam có những dấu hiệu phì đại TTL. Đến tuổi 70, hầu hết nam có TTL to ra ở mức độ nào đó. Trong trường hợp xấu nhất, phì đại TTL có thể làm cho bang quang yếu đi, nhiễm khuẩn bang quang hay thận, tắc dòng tiểu và suy thận. Sự thực là một số nam bị ung thư TTL cũng đã bị phì đại TTL nhưng 2 bệnh không nhất thiết liên quan với nhau. Phần lớn nam giới bị phì đại TTL không phát triển thành ung thư TTL nhưng vì các triệu chứng sớm của 2 bệnh này giống nhau nên thầy thuốc cần đánh giá cả hai.
Các thể bệnh TTL có thể có các triệu chứng tương tự, ví dụ viêm và phì đại TTL đều hay đi đái nhiều, buồn đái khẩn cấp; có người bị phì đại TTL bị khó đái lúc đầu, người khác lại bị đái đêm hay có người bị ung thư TTL lại không hề có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu.
Bị viêm và phì đại TTL không tăng khả năng vị ung thư TTL; nhưng cũng có khi đồng thời bị cả hai thể bệnh. Vì thế mọi nam giới ngoài 45 đều nên kiểm tra hàng năm TTL bằng PSA và thăm khám qua trực tràng. Ba quan ngại thường gặp nhất ở nam là đái đêm nhiều, buồn đái khẩn cấp và bí đái. Tuy nhiên, vì có nhiều lý do gây tăng PSA nên nếu nghi ngờ ung thư thì làm sinh thiết.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là rối loạn tiểu tiện. Mức độ rối loạn nặng hay nhẹ thông qua những biểu hiện sau trong một tháng theo dõi:
- Cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sau mỗi lần đi tiểu xong?
- Sau khi tiểu xong phải đi tiểu lại trong khoảng thời gian chưa đến 2 giờ.
- Đang đi tiểu thì bị ngừng đột ngột rồi lại đi tiểu tiếp?
- Có bao nhiêu lần không thể nhịn được tiểu?
- Có bao nhiêu lần thấy tia nước tiểu yếu?
- Có bao nhiêu lần phải rặn gắng sức mới tiểu được?
- Trong một đêm thường phải đi tiểu mấy lần?
Không có bệnh khi trả lời “không” ở tất cả các biểu hiện trên. Nếu có một số hay thường xuyên những triệu chứng kể trên cần phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Điều trị nội khoa u lành tuyến tiền liệt bằng cách sử dụng một trong các thuốc ức chế sản xuất testosteron, thuốc ức chế phát triển, thuốc ức chế thụ thể adrenergic có thể phối hợp với thuốc ức chế sản xuất testosteron. Trong những trường hợp u quá to (> 60 gam), có phối hợp sỏi bàng quang, sỏi thận… cần phải điều trị ngoại khoa.
Ung thư tiến liệt tuyến
Là bệnh lý hay gặp nhất ở nam giới. Ung thư TTL xảy ra khi các tế bào của TTL đột biến và sinh sôi phát triển nhanh không thể kiểm soát; những tế bào này có thể lan xa (gọi là di căn) ra các bộ phận khác của cơ thể, nhất là xương. Các hạch bạch huyết, trực tràng và bàng quang. Ung thư TTL có thể gây đau, khó đái, rối loạn chức năng cương dương và nhiều triệu chứng khác. Có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển ung thư TTL, trong đó có yếu tố gien và chế độ ăn uống. Năm 2008, có công trình nghiên cứu nhận thấy finasteride giảm được tỷ lệ ung thư TTL khoảng 30%.
Nhiều nam giới lo sợ không chỉ vì bệnh đe dọa tính mạng mà còn đe dọa cả cuộc sống tình dục; hậu quả của nhiều phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng tới vấn đề kiểm soát bàng quang và chức năng cương dương. Nếu được phát hiện sớm, khi ung thư mới chỉ giới hạn ở tuyến thì khả năng điều trị mới có kết quả với tác dụng phụ tối thiểu. Khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến thì việc điều trị khó khăn hơn. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị giúp kiểm soát ung thư TL.
Càng cao tuổi thì nguy cơ bị ung thư TTL càng tăng, 70 tuổi trung bình nam giới Mỹ được chẩn đoán là ung thư TTL (ở độ tuổi 50, khoảng một phần ba nam giới đã có một số tế bào ung thư ở TTL đến tuổi 80, số này tăng lên khoảng ba phần tư). Theo dõi sự phát triển của TTL bằng cách khám qua trực tràng hàng năm là rất cần thiết cho những người trên 40 tuổi, đó là khuyến cáo của Hội Ung thư Mỹ. Cũng còn phương pháp mới là khám bằng siêu âm qua trực tràng.
Ung thư TTL là thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai do ung thư ở Mỹ sau ung thư da. Ở Mỹ, khoảng 11 người thì có thể 1 bị bệnh này và hàng năm số bệnh nhân chết khoảng 25.000 người. Tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
Giai đoạn đầu của ung thư TTL cũng không có triệu chứng gì, vì thế khi bệnh nhân đến khám thì tỷ lệ đã có di căn tới 40% và tỷ lệ tử vong chiếm hàng thứ ba sau ung thư phổi và ung thư đại – trực tràng ở nam giới cao tuổi.
Cần nhớ rằng ung thư TTL tác động đến nam giới nhiều nhưng không phải gây nhiều tử vong cho nam giới vì theo Viện nghiên cứu về ung thư Quốc gia Mỹ thì khoảng một phần năm nam giới Mỹ được chẩn đoán là bị ung thư TTL nhưng chỉ có 3% nam giới Mỹ tử vong. Tại sao con số được chẩn đoán là ung thư TTL lại nhiều hơn số tử vong đến thế? Chỉ có câu trả lời là ung thư TTL tiến triển chậm hơn nhiều so với nhiều loại ung thư khác. Nhiều nam giới đã chung sống với nó trong nhiều năm.
Nhiều người khác cố gắng không điều trị mà chỉ theo dõi kỹ diễn biến bệnh, một phương pháp gọi là “chờ đợi nhưng theo dõi tích cực”: Chiến lược đó là hàng năm kiểm tra TTL; khám trực tràng bằng tay và làm tét xác định nồng độ PSA (sau tuổi 50) để phát hiện sớm ung thư TTL, khi đó việc điều trị có hiệu quả nhất. Nhiều thầy thuốc cũng coi tét PSA và khám trực tràng là phương pháp để tầm soát ung thư TTL cũng như để theo dõi sự tái phát.
Như trên đã nói, ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng gì vào giai đoạn sớm, ngoài những thay đổi có thể phát hiện thấy khi thăm khám trực tràng bằng tay hoặc siêu âm hoặc tình cờ phát hiện ra PSA tăng. Tuy nhiên, đôi khi ung thư TTL cũng gây ra các triệu chứng thường tương tự như phì đại lành tính TTL.
Những dấu hiệu cần lưu ý bao gồm: Khi đái, dòng nước tiểu không còn mạnh như trước; dò rỉ nước tiểu; đái dắt hoặc đái nhiều lần; đái đau; nước tiểu có lẫu máu; đái đêm; đau vùng tiểu khung; đau bụng dưới.
Một nguồn khác cho thấy bệnh ung thư TTL tiến triển ở đa số đàn ông với tốc độ chậm tới mức cho đến cuối đời cũng khong có bất cứ dấu hiệu nào. Sự thật một nửa số đàn ông 80 tuổi đều có tế bào ung thư trong TTL thế nhưng đa số không chết vì bệnh này (Theo N and Z số 16/08).
Ung thư TTL hay kết hợp với rối loạn chức năng tiểu tiện vì tuyến bao quanh phần niệu đạo nằm trong tuyến. Do đó những thay đổi ở tuyến có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiết niệu.
Ung thư TTL đã tiến triển có thể lan tới các bộ phận khác của cơ thể và gây thêm các triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau xương, thường đau ở cột sống, tiểu khung hay xương sườn. Ung thư di căn tới các xương khác như xương đùi (thường ở phần gần trung tâm của xương), di căn tới đốt sống cũng có thể gây chèn ép ống tủy, làm cho chân yếu, són đái, són phân.
Cần phân biệt hai loại ung thư TTL:
Loại ung thư TTL không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì suốt cả đời, chỉ đến khi chết, mổ tử thi mới phát hiện ra. Loại ung thư này không đe dọa tuổi thọ hay chất lượng sống và không cần điều trị.
Loại ung thư làm cho TTL phát triển to đến mức có triệu chứng và có nồng độ PSA tăng, khám trực tràng có thể sờ thấy, loại này tiềm ẩn tiên lượng xấu và có thể có diễn biến nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Theo-http://suckhoe.24h.com.vn/viem-tuyen-tien-liet/tong-quan/cac-benh-tuyen-tien-liet-t1f0w43c807pc795a7454ht2.html#gsc.tab=0&gsc.q=Viem-tuyen-tien-liet&gsc.page=1
13.5.14
Tiếng Chuông Chiều Thu
Tác giả: Tô Vũ
Lá thu nhẹ rơi rơi.
Nắng thu vàng phai phai
Ai về âm thầm nẻo cũ bâng khuâng tình xưa?
Hiu hiu luồng hơi may, Du du làn mây bay
Ai nhắn theo mây miền quê vấn vương xa đó ngàn dâu thưa?
Từ miền xa tiếng chuông ngân.
Hồi buông lớp lớp theo gió vàng.
Từng cơn sóng mờ xóa dần trong sương lắng.
Lá thu nhẹ rơi rơi.
Hồn ta chìm đắm tiếng chuông xa vời .
Hồi chuông ngân nga trong chiều thu ngợp gió .
Ngàn thiết tha êm đềm ru lời thu.
Ai xót ly hương mấy thu vàng úa.
Nhạc say mùa xương máu.
Tóc xanh bơ phờ bù rối mấy dây tơ huyền ngụt khói.
Dạn dày đời mới. Ngọt ngào đường tơ
Hồi chuông ngân nga ru hồn mơ.
Ngày thắm đường cũ vang vang bước chân người về.
Hoa vàng phơi phới. Thu bừng nắng xuân tràn trề.
Người phương trời xa xôi.
Gửi em lời yêu thương khi lòng mơ màng trầm lắng tiếng chuông chiều thu
Ngày lại ngày tiếng chuông tan. Tình thu cuộn lá thu úa vàng .
Chuông ran lời nhắc nhở .
Người em đẹp xa anh
Đừng như lá thu phai phai dần.
Ngày thắm đường nắng vang vang gót chân reo mừng.
Hoa vàng phơi phới. Thu tràn sóng xuân tưng bừng.
Ngày nào khi chiến chinh xong.
Hồi chuông vui reo như tiếng đồng
Chuông ran lời ước cũ.
Tình ta đẹp bao nhiêu.
Hồn anh thầm nhắn tiếng chuông ban chiều.
Lá thu nhẹ rơi rơi.
Nắng thu vàng phai phai
Ai về âm thầm nẻo cũ bâng khuâng tình xưa?
Hiu hiu luồng hơi may, Du du làn mây bay
Ai nhắn theo mây miền quê vấn vương xa đó ngàn dâu thưa?
Từ miền xa tiếng chuông ngân.
Hồi buông lớp lớp theo gió vàng.
Từng cơn sóng mờ xóa dần trong sương lắng.
Lá thu nhẹ rơi rơi.
Hồn ta chìm đắm tiếng chuông xa vời .
Hồi chuông ngân nga trong chiều thu ngợp gió .
Ngàn thiết tha êm đềm ru lời thu.
Ai xót ly hương mấy thu vàng úa.
Nhạc say mùa xương máu.
Tóc xanh bơ phờ bù rối mấy dây tơ huyền ngụt khói.
Dạn dày đời mới. Ngọt ngào đường tơ
Hồi chuông ngân nga ru hồn mơ.
Ngày thắm đường cũ vang vang bước chân người về.
Hoa vàng phơi phới. Thu bừng nắng xuân tràn trề.
Người phương trời xa xôi.
Gửi em lời yêu thương khi lòng mơ màng trầm lắng tiếng chuông chiều thu
Ngày lại ngày tiếng chuông tan. Tình thu cuộn lá thu úa vàng .
Chuông ran lời nhắc nhở .
Người em đẹp xa anh
Đừng như lá thu phai phai dần.
Ngày thắm đường nắng vang vang gót chân reo mừng.
Hoa vàng phơi phới. Thu tràn sóng xuân tưng bừng.
Ngày nào khi chiến chinh xong.
Hồi chuông vui reo như tiếng đồng
Chuông ran lời ước cũ.
Tình ta đẹp bao nhiêu.
Hồn anh thầm nhắn tiếng chuông ban chiều.
Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa
Em đến thăm anh một chiều đông
Em đến thăm anh một chiều mưa
Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều
Em đến thăm anh người em gái
Tà áo hương nồng
Mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh
Em đến thăm anh chiều đông giá
Em đến thăm anh trời mưa gió
Đường xa lạnh lùng
Mặt nhìn mặt, cầm tay bâng khuâng không nói một câu
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây, vì đâu?
Gió đưa cánh chim trời
Đó đây cách xa vời
Chiều vui mưa ướt cánh
Khá thương kiếp bềnh bồng
Dẫu khắng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh!
Có hay lúc em về
Gót chân bước reo âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em, chìm trong ngàn xanh
Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
... và quên... đường về.
Nhạc sĩ Tô Vũ đã qua đời vào 3h30 phút sáng 13/5 tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng.
Nhạc sĩ Tô Vũ (tên thật Hoàng Phú, sinh năm 1923) là tác giả của các ca khúc nổi tiếng: Em đến thăm anh một chiều mưa, Tạ từ, Tiếng chuông chiều thu, Nhớ ơn Hồ Chí Minh, Ngày xưa… Ông cũng là em ruột của nhạc sĩ Hoàng Quý (tác giả bài Cô láng giềng).
Nhạc sĩ Tô Vũ - Hoàng Phú sinh tại phủ Lạng Thương, Bắc Giang nhưng từ nhỏ đã cùng gia đình chuyển về sống tại Hải Phòng. Trong số các anh em, Hoàng Quý và Hoàng Phú đặc biệt say mê âm nhạc. Hai anh em lần đầu được học nhạc, violin với một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre - chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng thời đó. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là thầy dạy môn văn chương Pháp tên là Ngô Đình Hộ (nhạc sĩ Lê Thương), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường.
Năm 1939, Hoàng Quý và Hoàng Phú cùng một số người bạn như: Phạm Ngữ, Canh Thân và Văn Cao lập nhóm Đồng Vọng, góp phần cổ suý cho nền tân nhạc Việt Nam. Nhóm đã sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc. Ngoài ra, một số tình khúc của nhóm như Cô láng giềng của Hoàng Quý hay Bến xuân của Văn Cao cho đến nay vẫn được coi như những tuyệt phẩm của nền tân nhạc Việt Nam.
Hai anh em nhạc sĩ Tô Vũ cũng sớm tham gia Việt Minh và sáng tác những bài ca cách mạng như: Cảm tử quân, Sa trường hành khúc... Vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý đã qua đời giữa năm 1946 khi mới 26 tuổi. Khi đó Hoàng Phú vẫn hoạt động cách mạng trên địa bàn Hải Phòng. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Em đến thăm anh một chiều mưa, sáng tác năm 1947 khi đang công tác tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Cũng trong thời kỳ này, nghệ danh Tô Vũ của Hoàng Phú đã được các bạn bè cùng hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ đặt cho ông.
Dù nhận được học bổng du học Pháp, nhưng vì anh trai Hoàng Quý mất sớm nên Hoàng Phú quyết định ở lại Hải Phòng để chăm sóc cho các em.
Lễ phát tang được tổ chức tại nhà riêng của nhạc sĩ Tô Vũ vào 14g chiều nay. Sau đó linh cửu sẽ được đưa ra Nhà tang lễ TP.HCM. Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 8g đến 15g ngày 14-5, sau đó linh cữu nhạc sĩ được đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa lúc 17h cùng ngày./.
Theo - http://vov.vn/Van-hoa/Nhac-si-To-Vu-qua-doi-o-tuoi-91/325989.vov
Em đến thăm anh một chiều mưa
Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều
Em đến thăm anh người em gái
Tà áo hương nồng
Mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh
Em đến thăm anh chiều đông giá
Em đến thăm anh trời mưa gió
Đường xa lạnh lùng
Mặt nhìn mặt, cầm tay bâng khuâng không nói một câu
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây, vì đâu?
Gió đưa cánh chim trời
Đó đây cách xa vời
Chiều vui mưa ướt cánh
Khá thương kiếp bềnh bồng
Dẫu khắng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh!
Có hay lúc em về
Gót chân bước reo âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em, chìm trong ngàn xanh
Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
... và quên... đường về.
Nhạc sĩ Tô Vũ đã qua đời vào 3h30 phút sáng 13/5 tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng.
Nhạc sĩ Tô Vũ (tên thật Hoàng Phú, sinh năm 1923) là tác giả của các ca khúc nổi tiếng: Em đến thăm anh một chiều mưa, Tạ từ, Tiếng chuông chiều thu, Nhớ ơn Hồ Chí Minh, Ngày xưa… Ông cũng là em ruột của nhạc sĩ Hoàng Quý (tác giả bài Cô láng giềng).
Nhạc sĩ Tô Vũ - Hoàng Phú sinh tại phủ Lạng Thương, Bắc Giang nhưng từ nhỏ đã cùng gia đình chuyển về sống tại Hải Phòng. Trong số các anh em, Hoàng Quý và Hoàng Phú đặc biệt say mê âm nhạc. Hai anh em lần đầu được học nhạc, violin với một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre - chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng thời đó. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là thầy dạy môn văn chương Pháp tên là Ngô Đình Hộ (nhạc sĩ Lê Thương), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường.
Năm 1939, Hoàng Quý và Hoàng Phú cùng một số người bạn như: Phạm Ngữ, Canh Thân và Văn Cao lập nhóm Đồng Vọng, góp phần cổ suý cho nền tân nhạc Việt Nam. Nhóm đã sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc. Ngoài ra, một số tình khúc của nhóm như Cô láng giềng của Hoàng Quý hay Bến xuân của Văn Cao cho đến nay vẫn được coi như những tuyệt phẩm của nền tân nhạc Việt Nam.
Hai anh em nhạc sĩ Tô Vũ cũng sớm tham gia Việt Minh và sáng tác những bài ca cách mạng như: Cảm tử quân, Sa trường hành khúc... Vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý đã qua đời giữa năm 1946 khi mới 26 tuổi. Khi đó Hoàng Phú vẫn hoạt động cách mạng trên địa bàn Hải Phòng. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Em đến thăm anh một chiều mưa, sáng tác năm 1947 khi đang công tác tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Cũng trong thời kỳ này, nghệ danh Tô Vũ của Hoàng Phú đã được các bạn bè cùng hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ đặt cho ông.
Dù nhận được học bổng du học Pháp, nhưng vì anh trai Hoàng Quý mất sớm nên Hoàng Phú quyết định ở lại Hải Phòng để chăm sóc cho các em.
Lễ phát tang được tổ chức tại nhà riêng của nhạc sĩ Tô Vũ vào 14g chiều nay. Sau đó linh cửu sẽ được đưa ra Nhà tang lễ TP.HCM. Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 8g đến 15g ngày 14-5, sau đó linh cữu nhạc sĩ được đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa lúc 17h cùng ngày./.
Theo - http://vov.vn/Van-hoa/Nhac-si-To-Vu-qua-doi-o-tuoi-91/325989.vov
11.5.14
Cả Nước Xuống Đường Bảo Vệ Chủ Quyền Tổ Quốc
Thủ tướng: Việt Nam bảo vệ chủ quyền bằng mọi biện pháp cần thiết
Trong bài phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN sáng nay 11/5, Thủ tướng đã đi thẳng vào vấn đề Biển Đông, và bày tỏ thái độ của Việt Nam trước hành động hạ, đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.
Thủ tướng đã thông tin chi tiết về hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Các hành động phun vòi rồng có cường độ mạnh, dùng tàu đâm vào tàu công vụ và dân sự của Việt Nam đã khiến nhiều tàu hư hại, và gây thương tích.
Nhấn mạnh tính nguy hiểm của hành động này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc này đã đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Coi trọng mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam đã kiềm chế, thiện chí và đối thoại, giao thiệp nhiều cấp để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng ngược lại Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động vi phạm của mình.
Song song với việc khẳng định Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bằng mọi biện pháp cần thiết, hợp pháp; Thủ tướng cũng kêu gọi các nước ASEAN, các cá nhân, tổ chức, quốc gia trên thế giới tiếp tục lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Bày tỏ sự đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thông qua Tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông, Thủ tướng cũng đề nghị đưa vào Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 24 các nội dung Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp Quốc tế, UNCLOS, DOC... và đề nghị Trung Quốc cùng ASEAN tiếp tục đàm phán về COC.
Lòng dân như nước, sẵn sàng nhấn chìm giàn khoan phi pháp
Ngày 11/5/2014, hàng vạn người dân ở các thành phố lớn khắp ba miền Việt Nam tiếp tục tuần hành biểu thị sự phản đối giàn khoan Trung Quốc.
Tại Hà Nội:
Nhiều người dân tập trung tại phía trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, bất chấp cái nắng gay gắt đầu hè. Hơn 10h sáng, dòng người từ các ngả đường vẫn tiếp tục hướng về khu vực trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc. Các biểu ngữ “Người dân đồng lòng cùng Chính phủ, chống xâm lược bảo vệ tổ quốc”, “Cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động bất hợp pháp tại vùng biển của Việt Nam”, “Hoàng Sa Việt Nam, Trường Sa Việt Nam”… được giơ cao. “Tôi đến đây để biểu lộ tình yêu tổ quốc, cùng nhân dân cả nước bảo vệ lãnh thổ ông cha để lại.
Chúng tôi cùng đề nghị Trung Quốc dừng ngay các hành động bất hợp pháp, rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam”, bác Hồng nhà ở Hoàn Kiếm chia sẻ.
Gần 10h sáng nay, dòng người khéo đến khu vực Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày càng đông. Dòng người đến biểu lộ tình yêu tổ quốc gồm đủ các thành phần, từ các cụ già, thanh niên, nam nữ. Hàng ngàn người tay cầm cờ tổ quốc, hoạt động có trật tự, cùng đồng thanh yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tại Đà Nẵng:
Cùng với nhân dân các thành phố lớn, sáng nay 11/5, hàng trăm người dân Đà Nẵng đã tổ chức diễu hành qua các tuyến phố chính phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển nước ta.
Đoàn người bắt đầu từ tượng đài 2/9 đi bộ mang theo băng rôn tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hoa, cờ tổ quốc… đi theo đường 2/9 đến đường Bạch Đằng hô vang khẩu khẩu hiệu “Bảo vệ ngư dân, bảo vệ biển đảo”, “phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam”…
Đến khoảng 10h, đoàn người kết thúc cuộc diễu hành trước UBND TP Đà Nẵng.
Tại Huế:
Vào đúng 8h sáng 11/5, nhiều nhân sĩ trí thức Huế đã xuống đường, miting ôn hòa phản đối hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam. Các nhân sĩ đã tập trung tại công viên Tứ Tượng sát sông Hương rồi đi theo đường Lê Lợi đến gần Phú Xuân.
Cuộc miting diễn ra trong vòng nửa tiếng với các động thái ôn hòa như hô vang các khẩu ngữ. Nhiều băng rôn, biểu ngữ “Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi biển Việt Nam” được nhân sĩ Huế giương cao trên đường.
PGS.TS. Bửu Nam thay mặt nhóm miting đã đọc bản tuyên bố của các nhân sĩ trí thức Huế với nội dung như sau: “Hôm nay, ngày 11/5/2014, chúng tôi bày tỏ thái độ công dân phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam một cách ngang ngược, ngạo mạn và xảo trá.
Chúng tôi đồng tâm nhất trí ra tuyên bố sau:
Điều 1: Cực lực lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm trắng trợn hải phận của Việt Nam, trước dư luận quốc tế và trước quốc dân đồng bào.
Điều 2: Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan 981 ra khỏi hải phận của Việt Nam.
Điều 3: Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi thuộc về Tổ quốc thiêng liêng Việt Nam”.
Nhiều nhân sĩ cộm cán của Huế xưa này có mặt trong cuộc miting này như Võ sư Nguyễn Văn Dũng, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, nguyên giám đốc Sở văn hóa thông tin tỉnh Nguyễn Xuân Hoa, nhà văn Tô Nhuận Vỹ, thầy giáo văn Bửu Nam, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà nghiên cứu đồ cổ Huế Hồ Tấn Phan, nhà báo Thanh Tùng, nhà nghiên cứu chữ Hán Nôm Trần Đại Vinh, nhà giáo nhà thơ Phạm Thị Anh Nga, nhà nghiên cứu Huế - Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà báo Lê Văn Lân…
Đến 8h30’ sáng, cuộc miting kết thúc ở chân cầu Phú Xuân, đường Lê Lợi (TP Huế).
Tại Quảng Nam:
Sáng nay 11/5, tại trụ sở UBND xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) hàng trăm ngư dân ven biển đã tổ chức buổi mít-tinh phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng biển của nước ta.
Đây là buổi mít-tinh do Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Minh và xã Bình Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) tổ chức.
Từ sáng sớm, khoảng 500 ngư dân từ người già cho đến trẻ em các xã ven biển của huyện Thăng Bình như Bình Minh, Bình Nam, Bình Dương... đã tập hợp tại trụ sở UBND xã Bình Minh cùng với băng rôn, khẩu hiệu, cờ Tổ quốc… phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng biển chủ quyền của nước ta.
Người dân tỏ ra hết sức bức xúc trước hành đồng đặt giàn khoan trái phép Hải Dương - 981 của Trung Quốc tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Rất nhiều băng rôn, khẩu ngữ khẳng định chủ quyền của Việt Nam và phản đối Trung Quốc như: Biển đảo của Việt Nam phản đổi Trung Quốc xâm phạm, quyết giữ vững chủ quyền biển đảo; Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại gây ra…
Tại buổi mít-tinh, ông Hồ Thanh Hưởng - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Minh - cho biết, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã gây bức xúc cho người dân trong nước cũng như trên thế giới. “Chúng tôi là những ngư dân nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung kịch liệt phản đối hành động vi phạm của Trung Quốc. Đề nghị phía Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi khu vực lãnh hải của Việt nam, chấm dứt những hành động khiêu khích gây cản trở ngư trường làm ăn của ngư dân”.
Ông Hồ Thanh Hưởng kêu gọi bà con ngư dân tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm bám sát ngư trường, vươn khơi bám biển dài ngày để vừa khai thác nguồn lợi hải sản, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngư dân Nguyễn Tấn Hải (ngụ thôn Hà Bình, xã Bình Minh) cho biết sau khi nghe thông tin Trung Quốc đặt giàn khoan ở vùng biển Hoàng Sa đã hết sức bức xúc vì đây là ngư trường khai thác lâu nay của ngư dân; ông Hải yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng rút giàn khoan. “Chúng tôi kiên định bám biển để lao động sản xuất, giữ gìn biển đảo để sau này con cháu có nơi để sinh sống. Chúng tôi sẵn sàng đưa tàu thuyền ra nơi đặt giàn khoan để biểu tình phản đối Trung Quốc”, ông Hải nói.
Sau buổi mít-tinh tại UBND xã Bình Minh, hàng trăm ngư dân đã đi diễu hành hướng về phía biển hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Tại TP.HCM:
9 giờ, hàng ngàn người tập trung trước Nhà hát TP.HCM, giơ cao các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép "Giàn khoan Hải Dương 981” trên biển Việt Nam, đồng thời kêu gọi các chiến sĩ vững vàng bảo vệ biên giới hải đảo...
Trước đó, từ 7 giờ 30, đoàn người đã cùng tuần hành qua nhiều tuyến đường như Lê Lợi, Nguyễn Trãi... Cuộc tuần hành diễn ra trong không khí đoàn kết, ôn hòa. Mọi người nắm tay nhau cảm ơn, bày tỏ: "Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền" và "Việt Nam yêu hòa bình".
Đoàn người với nhiều lứa tuổi, thành phần xuất thân khác nhau sát cánh bên nhau. Tham gia buổi tuần hành có cả em nhỏ 8 tuổi cho đến các cụ già trên 80 tuổi, học sinh, sinh viên, người về hưu, giới trí thức…
Một Thánh lễ vô cùng đặc biệt
Tối qua, ngày 10/5/2014, các linh mục nhà thờ Thái Hà đã dành cho giáo dân và người dân Hà Nội yêu nước một thánh lễ vô cùng đặc biệt và bất ngờ.
Đặc biệt hơn cả là ca khúc “Triệu con tim một tiếng nói” vang lên trong Thánh lễ ngay sau bài giảng vô cùng sâu sắc của linh mục Gioan Nam Phong, theo tiếng nhạc và lời ca tha thiết của một tác phẩm nổi tiếng về tình yêu quê hương đất nước, người dân tham gia Thánh lễ cùng đứng dậy gương cao các biểu ngữ có nội dung phản đối Trung Quốc xâm lược, một số biểu ngữ lớn được người dân gương cao đồng loạt tiến vào cửa lớn của nhà thờ khiến cho Thánh lễ trở nên vô cùng trang trọng và đầy tinh thần ái quốc.
Khi tổ quốc lâm nguy, các linh mục nhà thờ Thái Hà không đưa ra lời kêu gọi sáo rỗng mà linh mục Gioan Nam Phong có một bài giảng vô cùng sâu sắc về “tính trách nhiệm”, trách nhiệm gánh vác giang sơn là một trách nhiệm lớn nhưng linh mục quả quyết “ khi chúa ban cho ta sự sống thì người cũng ban cho chúng ta đủ ân huệ để thực hiện những bổn phận, những trách nhiệm gắn liền trong cuộc đời của mỗi chúng ta”, qua sự phân tích của ông trách nhiệm không còn là gánh nặng nữa mà trở thành nhu cầu, nhu cầu thực hiện các bổn phận và trách nhiệm để hoàn thành cuộc đời mình.
Các diễn biến nguy hiểm trên biển Đông cũng được linh mục cập nhật cụ thể, Thánh lễ cầu cho quốc thái dân an, cho sự an nguy của tổ quốc, cho công lý và hòa bình trên biển Đông, cho các anh chị em vì chống Trung Quốc mà bị giam cầm tù tội, và kêu gọi giáo dân phản đối Trung Quốc bằng cách mà ta thấy thích hợp nhất theo sự chỉ bảo của lương tâm, ông cũng nhắc lại lời nói của vị vua anh minh Trần Nhân Tông về nhà cầm quyền Trung Quốc với giáo dân.
Lý sự cùn của “kẻ mạnh”
Trung Quốc liên tục đưa ra các lý lẽ bao biện cho hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở vùng biển Việt Nam, cũng như việc điều 80 tàu bảo vệ. Tuy nhiên, cả về lý và tình, đây chỉ là những lý sự cùn của kẻ tự cho mình ở thế mạnh.
Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng
Tham vọng của Trung Quốc tại các vùng biển là rất mạnh mẽ và không dễ gì từ bỏ. Khi đưa ra chiến lược biển cách đây 4 năm, Trung Quốc đã xác định rất rõ 3 mặt trận có thể xoay chuyển luân phiên cho nhau. Đó là với Nhật Bản ở Hoa Đông, với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.
Tất cả những hành động này của Trung Quốc không ngoài mục đích mở rộng lãnh hải phục vụ cho ba mục tiêu lớn, gồm phát triển kinh tế, nâng cao vị thế địa chính trị và tăng cường năng lực quân sự.
Về kinh tế, trong tổng số 5.000 tỷ USD giá trị thương mại tạo ra ở Biển Đông mỗi năm, Trung Quốc chiếm gần một nửa. Biển Đông cũng là nơi chiếm tới 60% tổng lượng dầu mỏ trung chuyển của thế giới. Vì vậy, Trung Quốc muốn chiếm làm của riêng toàn bộ tuyến thông thương đường biển quan trọng này để vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, thỏa mãn cơn khát năng lượng trong thế kỷ 21, đồng thời tạo thành sức mạnh mặc cả trong quan hệ kinh tế với các nước và tổ chức trên thế giới, kể cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hay thậm chí cả Nga sau này. Trung Quốc đang nóng lòng tiến đến mục tiêu soán ngôi đầu tàu kinh tế của Mỹ trong vài năm tới.
Về địa chính trị, bằng việc triển khai chiến lược lấn chiếm dần các vùng biển, Trung Quốc đang dần hiện thực hóa yêu sách về “đường lưỡi bò”, hay còn được gọi là “đường đứt khúc 9 đoạn” ở Biển Đông. Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 chỉ là bước đi đầu tiên trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” đã được Trung Quốc lên kế hoạch lâu nay năm nhằm dựng lên vòng cung “các lãnh thổ di động trên biển”, tạo cho nước này một “thế trận địa chính trị hùng mạnh” ít quốc gia trên thế giới có thể so bì.
Về quân sự, hiện tại Trung Quốc chưa đảm bảo được lối ra và tuyến đường đi an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân cũng như hệ thống các tàu quân sự, tàu sân bay. Các tàu ngầm hạt nhân hiện nay của Trung Quốc thuộc thế hệ cũ, tạo tiếng ồn khá lớn khi di chuyển. Trong khi đó, thềm lục địa của nước này lại có cấu tạo nhô lên khá cao trên diện rộng. Vì thế, nếu không mở rộng diện tích vùng biển kiểm soát vượt xa bên ngoài điểm gãy lục địa, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ dễ dàng bị đối phương phát hiện và theo dõi do không đạt được độ lặn sâu tối thiểu 200 m dưới mặt nước biển. Đó là chưa kể, Trung Quốc hiện cũng đang rất “khát” các vùng biển sâu để “có sân luyện tập” cho tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh, cũng như các tàu sân bay khác đang trong quá trình chế tạo.
Để thực hiện các tham vọng trên, Trung Quốc quyết đẩy mạnh các hành động gây hấn và lấn chiếm bất chấp đạo lý cũng như luật pháp quốc tế. Nhưng khi hành động được dẫn dắt bởi những tham vọng mù quáng, một nước - dù đang trên đường trở thành cường quốc - cũng rất dễ mắc phải sai lầm, nhất là khi những lý lẽ đưa ra hoàn toàn không đủ sức thuyết phục nếu không muốn nói chỉ là những lý sự cùn.
Thứ nhất, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tàu thuyền và tài sản của các nước có quyền qua lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác nhưng không có quyền khai thác hay tiến hành hoạt động vơ vét tài nguyên trong khu vực này nếu không xin phép và nhận được sự đồng ý rõ ràng của nước sở tại. Việc Trung Quốc thả trôi giàn khoan Hải Dương-981 rồi sau đó tìm cách đặt vị trí cố định giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động vi phạm trắng trợn công ước.
Thứ hai, Trung Quốc không ngừng khẳng định vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của nước này vì chỉ cách đảo Hải Nam 194 km. Tuy nhiên, khi đưa ra những lý lẽ này, các nhà cầm quyền với những cái đầu nóng ở Bắc Kinh đã cố tình lờ đi một thực tế rằng vị trí hạ đặt giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, ít hơn nhiều so với khoảng cách từ Hải Nam.
Thứ ba, cũng theo UNCLOS, bất kỳ đảo đá nào nhằm nhô lên trên mặt biển khi thủy triều dâng cao đều có thể tạo ra các vùng lãnh hải nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ của đảo đá đó. Địa điểm do Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm cách đảo Tri Tôn 18,5 hải lý về phía Nam. Do đó, vị trí này sẽ mãi mãi “không nằm bên trong các vùng nước của Trung Quốc”.
Thứ tư, trước nay Trung Quốc luôn ngăn cản các nước, trong đó có Việt Nam, và các tập đoàn kinh doanh quốc tế tiến hành các hoạt động tìm kiếm, khai thác năng lượng tại các khu vực mà Trung Quốc cho rằng đang có tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, bản thân nước này lại thường xuyên và hiện đang làm một việc tương tự, thậm chí còn gia tăng mức độ hung hăng khi cử tới 80 tàu các loại, gồm cả 7 tàu chiến hải quân, hộ tống việc hạ đặt giàn khoan. Đáng lên án hơn, khu vực hạ đặt giàn khoan không phải nằm trong vùng biển tranh chấp, mà là thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Thứ năm, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công khai tuyên bố bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang kiểm soát theo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, Trung Quốc quyết định chĩa mũi nhọn vào Việt Nam. Trung Quốc cho rằng chỉ cần đặt cố định được một giàn khoan thì sau này có thể nhân rộng hoạt động ra hàng chục vị trí khác nằm dọc theo “đường chín đoạn” đã được nước tuyên bố áp đặt một cách phi lý.
Nhưng khi thực hiện các hành động trên, Trung Quốc quên mất những điểm mấu chốt có tính chất quyết định cục diện an ninh trong khu vực là Biển Đông không phải là “ao nhà” của họ. Luật pháp quốc tế không phải là một trò đùa và dân tộc Việt Nam với hơn 90 triệu dân đang một lòng hướng về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá.
Việc Bắc Kinh đơn phương hành động dựa trên những lập luận coi thường luật pháp quốc tế, xem nhẹ chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia khác, tự mâu thuẫn với chính những hành động cũng như tuyên bố của mình trước đây chỉ càng làm cho thế giới nhìn thấy rõ hơn bộ mặt giả dối của một quốc gia luôn khẳng định đang trỗi dậy hòa bình nhưng trên thực tế lại là nhân tố gây bất ổn nguy hiểm trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn - Đức Vũ - http://dantri.com.vn/su-kien/ly-su-cun-cua-ke-manh-873239.htm
Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng
Tham vọng của Trung Quốc tại các vùng biển là rất mạnh mẽ và không dễ gì từ bỏ. Khi đưa ra chiến lược biển cách đây 4 năm, Trung Quốc đã xác định rất rõ 3 mặt trận có thể xoay chuyển luân phiên cho nhau. Đó là với Nhật Bản ở Hoa Đông, với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.
Tất cả những hành động này của Trung Quốc không ngoài mục đích mở rộng lãnh hải phục vụ cho ba mục tiêu lớn, gồm phát triển kinh tế, nâng cao vị thế địa chính trị và tăng cường năng lực quân sự.
Về kinh tế, trong tổng số 5.000 tỷ USD giá trị thương mại tạo ra ở Biển Đông mỗi năm, Trung Quốc chiếm gần một nửa. Biển Đông cũng là nơi chiếm tới 60% tổng lượng dầu mỏ trung chuyển của thế giới. Vì vậy, Trung Quốc muốn chiếm làm của riêng toàn bộ tuyến thông thương đường biển quan trọng này để vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, thỏa mãn cơn khát năng lượng trong thế kỷ 21, đồng thời tạo thành sức mạnh mặc cả trong quan hệ kinh tế với các nước và tổ chức trên thế giới, kể cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hay thậm chí cả Nga sau này. Trung Quốc đang nóng lòng tiến đến mục tiêu soán ngôi đầu tàu kinh tế của Mỹ trong vài năm tới.
Về địa chính trị, bằng việc triển khai chiến lược lấn chiếm dần các vùng biển, Trung Quốc đang dần hiện thực hóa yêu sách về “đường lưỡi bò”, hay còn được gọi là “đường đứt khúc 9 đoạn” ở Biển Đông. Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 chỉ là bước đi đầu tiên trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” đã được Trung Quốc lên kế hoạch lâu nay năm nhằm dựng lên vòng cung “các lãnh thổ di động trên biển”, tạo cho nước này một “thế trận địa chính trị hùng mạnh” ít quốc gia trên thế giới có thể so bì.
Về quân sự, hiện tại Trung Quốc chưa đảm bảo được lối ra và tuyến đường đi an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân cũng như hệ thống các tàu quân sự, tàu sân bay. Các tàu ngầm hạt nhân hiện nay của Trung Quốc thuộc thế hệ cũ, tạo tiếng ồn khá lớn khi di chuyển. Trong khi đó, thềm lục địa của nước này lại có cấu tạo nhô lên khá cao trên diện rộng. Vì thế, nếu không mở rộng diện tích vùng biển kiểm soát vượt xa bên ngoài điểm gãy lục địa, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ dễ dàng bị đối phương phát hiện và theo dõi do không đạt được độ lặn sâu tối thiểu 200 m dưới mặt nước biển. Đó là chưa kể, Trung Quốc hiện cũng đang rất “khát” các vùng biển sâu để “có sân luyện tập” cho tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh, cũng như các tàu sân bay khác đang trong quá trình chế tạo.
Để thực hiện các tham vọng trên, Trung Quốc quyết đẩy mạnh các hành động gây hấn và lấn chiếm bất chấp đạo lý cũng như luật pháp quốc tế. Nhưng khi hành động được dẫn dắt bởi những tham vọng mù quáng, một nước - dù đang trên đường trở thành cường quốc - cũng rất dễ mắc phải sai lầm, nhất là khi những lý lẽ đưa ra hoàn toàn không đủ sức thuyết phục nếu không muốn nói chỉ là những lý sự cùn.
Thứ nhất, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tàu thuyền và tài sản của các nước có quyền qua lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác nhưng không có quyền khai thác hay tiến hành hoạt động vơ vét tài nguyên trong khu vực này nếu không xin phép và nhận được sự đồng ý rõ ràng của nước sở tại. Việc Trung Quốc thả trôi giàn khoan Hải Dương-981 rồi sau đó tìm cách đặt vị trí cố định giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động vi phạm trắng trợn công ước.
Thứ hai, Trung Quốc không ngừng khẳng định vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của nước này vì chỉ cách đảo Hải Nam 194 km. Tuy nhiên, khi đưa ra những lý lẽ này, các nhà cầm quyền với những cái đầu nóng ở Bắc Kinh đã cố tình lờ đi một thực tế rằng vị trí hạ đặt giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, ít hơn nhiều so với khoảng cách từ Hải Nam.
Thứ ba, cũng theo UNCLOS, bất kỳ đảo đá nào nhằm nhô lên trên mặt biển khi thủy triều dâng cao đều có thể tạo ra các vùng lãnh hải nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ của đảo đá đó. Địa điểm do Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm cách đảo Tri Tôn 18,5 hải lý về phía Nam. Do đó, vị trí này sẽ mãi mãi “không nằm bên trong các vùng nước của Trung Quốc”.
Thứ tư, trước nay Trung Quốc luôn ngăn cản các nước, trong đó có Việt Nam, và các tập đoàn kinh doanh quốc tế tiến hành các hoạt động tìm kiếm, khai thác năng lượng tại các khu vực mà Trung Quốc cho rằng đang có tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, bản thân nước này lại thường xuyên và hiện đang làm một việc tương tự, thậm chí còn gia tăng mức độ hung hăng khi cử tới 80 tàu các loại, gồm cả 7 tàu chiến hải quân, hộ tống việc hạ đặt giàn khoan. Đáng lên án hơn, khu vực hạ đặt giàn khoan không phải nằm trong vùng biển tranh chấp, mà là thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Thứ năm, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công khai tuyên bố bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang kiểm soát theo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, Trung Quốc quyết định chĩa mũi nhọn vào Việt Nam. Trung Quốc cho rằng chỉ cần đặt cố định được một giàn khoan thì sau này có thể nhân rộng hoạt động ra hàng chục vị trí khác nằm dọc theo “đường chín đoạn” đã được nước tuyên bố áp đặt một cách phi lý.
Nhưng khi thực hiện các hành động trên, Trung Quốc quên mất những điểm mấu chốt có tính chất quyết định cục diện an ninh trong khu vực là Biển Đông không phải là “ao nhà” của họ. Luật pháp quốc tế không phải là một trò đùa và dân tộc Việt Nam với hơn 90 triệu dân đang một lòng hướng về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá.
Việc Bắc Kinh đơn phương hành động dựa trên những lập luận coi thường luật pháp quốc tế, xem nhẹ chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia khác, tự mâu thuẫn với chính những hành động cũng như tuyên bố của mình trước đây chỉ càng làm cho thế giới nhìn thấy rõ hơn bộ mặt giả dối của một quốc gia luôn khẳng định đang trỗi dậy hòa bình nhưng trên thực tế lại là nhân tố gây bất ổn nguy hiểm trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn - Đức Vũ - http://dantri.com.vn/su-kien/ly-su-cun-cua-ke-manh-873239.htm
7.5.14
Vùng đặc quyền kinh tế là gì?
Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, và được đặt dưới chế độ pháp lý riêng theo đó các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền và các quyền tự do của quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nói khác đi, chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế là 188 hải lý.
Đồ họa: Như Khanh
Vùng đặc quyền về kinh tế không phải là biển cả mà là một vùng đặc thù sui generic, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 quy định, không chia sẻ với các quốc gia khác. Để xác lập vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển cần đưa ra tuyên bố về vùng đặc quyền về kinh tế để xác lập quyền của mình.
Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
Quốc gia ven biển quản lý các tài nguyên trong vùng đặc quyền về kinh tế:
Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức.
Thực hiện các quyền chủ quyền nêu trên theo Công ước về Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các quy định mà họ đã ban hành theo đúng Công ước. Tuy nhiên, cần lưu ý:
Vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam là gì?
Tuyên bố 77 xác lập chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam, có các quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền về kinh tế nhằm mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam, có thẩm quyền riêng biệt trong việc thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo nhân tạo, có thẩm quyền riêng biệt về bảo vệ chống ô nhiễm môi trường.
Theo-https://sites.google.com/site/tuquivabiendong/khainiemcoban/vungdacquyenkinhte
Đồ họa: Như Khanh
Vùng đặc quyền về kinh tế không phải là biển cả mà là một vùng đặc thù sui generic, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 quy định, không chia sẻ với các quốc gia khác. Để xác lập vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển cần đưa ra tuyên bố về vùng đặc quyền về kinh tế để xác lập quyền của mình.
Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
- Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
- Nghiên cứu khoa học về biển;
- Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
Quốc gia ven biển quản lý các tài nguyên trong vùng đặc quyền về kinh tế:
- Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho mình và đặt dưới quyền kiểm soát của mình.
- Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định ra tổng khối lượng có thể đánh bắt được, tự đánh giá khả năng thực tế của mình trong khai thác và ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt. Nếu có dư, quốc gia ven biển có thể cho phép các quốc gia khác khai thác số dư thông qua điều ước hoặc thỏa thuận giữa các bên, quốc gia cần ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc các quốc gia bất lợi về địa lý.
Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức.
Thực hiện các quyền chủ quyền nêu trên theo Công ước về Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các quy định mà họ đã ban hành theo đúng Công ước. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Khi có sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này.
- Không được áp dụng các hình phạt giam giữ cũng như các hình phạt thân thể khác nếu không có thỏa thuận khác.
- Phải thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ vi phạm biết các biện pháp cũng như các chế tài áp dụng.
Vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam là gì?
Tuyên bố 77 xác lập chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam, có các quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền về kinh tế nhằm mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam, có thẩm quyền riêng biệt trong việc thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo nhân tạo, có thẩm quyền riêng biệt về bảo vệ chống ô nhiễm môi trường.
Theo-https://sites.google.com/site/tuquivabiendong/khainiemcoban/vungdacquyenkinhte
6.5.14
Khám phá 10 công dụng tuyệt vời của hành lá
Hành lá là một loại gia vị, thực phẩm quen thuộc trong bếp nhà bạn. Tuy nhiên hành lá chứa trong mình nhiều công dụng tuyệt vời mà ít người biết đến.
1. Giúp xương chắc khoẻ
12gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên.
2. Thúc đẩy trái tim khỏe mạnh
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Crom và sự hiện diện của vitamin B6, lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Chromium không chỉ làm giảm triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Do đó nó sẽ bảo vệ trái tim và các bệnh liên quan tới tim mạch. Huyết áp được giữ trong tầm kiểm soát nếu bạn dùng hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Với những lợi ích của hành lá mang lại cho trái tim nó cũng là giảm tỷ lệ đột quỵ đáng kể.
3. Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu. Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Và tất nhiên, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
4. Giúp ngăn ngừa ung thư
Khi bạn tiêu thụ hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Bởi sự hiện diện của Quercitin, Kaempferol/ Quercitin có trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết. Kaempferol trong hành lá làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất tới 40%.
5. Giúp giảm viêm
Hành lá có thể làm giảm viêm đáng kể cho cơ thể. Điều này là do hành lá có khả năng ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể. Ăn hành lá được cho là có lợi ích chống viêm và kháng histamin.
6. Giúp tăng cường miễn dịch
Hành lá là một nguồn phong phú phytochemical, nó hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch rất nhiều và loại bỏ các enzyme chịu trách nhiệm về việc tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Tiêu thụ hành lá để giảm thiệt hại của các mô tế bào, ADN đáng kể.
7. Giúp tăng cường thị lực
Sự thiếu vắng của vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành lá có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe của mắt của bạn.
8. Chữa bất lực
Hành có khả năng kích thích tình dục. Hành màu xanh lá cây chứa một loạt các vitamin giúp quá trình tiết hormone nam tính diễn ra bình thường, qua đó kích thích ham muốn tình dục. Vì vậy, người đàn ông gặp chứng bất lực nên ăn nhiều hành, ít nhất 3 bữa/tuần.
9. Thải độc qua tuyến mồ hôi
Hành lá cay, hơi ấm, chủ yếu được dùng khi cơ thể ớn lạnh, cảm lạnh, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi. Hành lá có chứa diallyl sulfide, calcium oxalate. Ngoài ra, nó cũng chứa chất béo, carbohydrate, carotene, vitamin B, C và niacin, canxi, magiê, sắt và các thành phần khác. Hành lá kích thích tuyến mồ hôi hoạt động năng suất hơn, nhờ đó thải loại chất độc hại. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng. Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.
10. Chống bệnh tiểu đường
Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng in-sulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
Do đó, hành lá là một nguồn các chất dinh dưỡng quan trọng và vitamin chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung.
Nguồn-http://phunutoday.vn/suc-khoe/kham-pha-10-cong-dung-tuyet-voi-cua-hanh-la-42874.html
1. Giúp xương chắc khoẻ
12gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên.
2. Thúc đẩy trái tim khỏe mạnh
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Crom và sự hiện diện của vitamin B6, lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Chromium không chỉ làm giảm triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Do đó nó sẽ bảo vệ trái tim và các bệnh liên quan tới tim mạch. Huyết áp được giữ trong tầm kiểm soát nếu bạn dùng hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Với những lợi ích của hành lá mang lại cho trái tim nó cũng là giảm tỷ lệ đột quỵ đáng kể.
3. Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu. Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Và tất nhiên, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
4. Giúp ngăn ngừa ung thư
Khi bạn tiêu thụ hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Bởi sự hiện diện của Quercitin, Kaempferol/ Quercitin có trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết. Kaempferol trong hành lá làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất tới 40%.
5. Giúp giảm viêm
Hành lá có thể làm giảm viêm đáng kể cho cơ thể. Điều này là do hành lá có khả năng ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể. Ăn hành lá được cho là có lợi ích chống viêm và kháng histamin.
6. Giúp tăng cường miễn dịch
Hành lá là một nguồn phong phú phytochemical, nó hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch rất nhiều và loại bỏ các enzyme chịu trách nhiệm về việc tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Tiêu thụ hành lá để giảm thiệt hại của các mô tế bào, ADN đáng kể.
7. Giúp tăng cường thị lực
Sự thiếu vắng của vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành lá có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe của mắt của bạn.
8. Chữa bất lực
Hành có khả năng kích thích tình dục. Hành màu xanh lá cây chứa một loạt các vitamin giúp quá trình tiết hormone nam tính diễn ra bình thường, qua đó kích thích ham muốn tình dục. Vì vậy, người đàn ông gặp chứng bất lực nên ăn nhiều hành, ít nhất 3 bữa/tuần.
9. Thải độc qua tuyến mồ hôi
Hành lá cay, hơi ấm, chủ yếu được dùng khi cơ thể ớn lạnh, cảm lạnh, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi. Hành lá có chứa diallyl sulfide, calcium oxalate. Ngoài ra, nó cũng chứa chất béo, carbohydrate, carotene, vitamin B, C và niacin, canxi, magiê, sắt và các thành phần khác. Hành lá kích thích tuyến mồ hôi hoạt động năng suất hơn, nhờ đó thải loại chất độc hại. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng. Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.
10. Chống bệnh tiểu đường
Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng in-sulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
Do đó, hành lá là một nguồn các chất dinh dưỡng quan trọng và vitamin chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung.
Nguồn-http://phunutoday.vn/suc-khoe/kham-pha-10-cong-dung-tuyet-voi-cua-hanh-la-42874.html
Subscribe to:
Posts (Atom)