Bất kỳ ai từng bị trầm cảm thực sự đều hiểu tác động tàn phá của căn bệnh này. Đối với một số người, trầm cảm là căn bệnh gây tàn phế. Nó lấy đi sinh lực, sự tập trung và sự hài lòng của người bệnh.
Người bị trầm cảm không thể tìm thấy hứng thú trong bất kỳ công việc gì.
Trong những trường hợp nặng người bệnh có thể kết liễu cả mạng sống của mình. Trầm cảm là một bệnh nặng cần sự điều trị chuyên môn.
Có nhiều yếu tố gây ra trầm cảm, một số trong đó là thể chất, còn một số khác thuộc về tâm lý. Dưới đây là một số thói quen dễ dẫn đến trầm cảm:
1. Thiếu tập luyện
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng tập luyện rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tâm thần.
Lười vận động có thể dẫn tới trầm cảm. Ru rú trong nhà cả ngày và không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể khiến con người ta trở nên lười biếng hoặc ăn quá nhiều.
Lười biếng và thân hình quá khổ là cách chắc chắn để đưa bản thân vào trạng thái trầm uất. Nó không chỉ làm giảm khả năng vận động cơ thể mà còn làm giảm cả sự tự tin.
Ngoài ra, khi cảm thấy trầm uất, thì tập luyện là thứ cuối cùng mà ta nhớ đến. Lúc đó bạn sẽ thích ngồi và khóc lóc hơn là đi lại. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là tập luyện sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn nếu bạn có nguy cơ bị trầm cảm.
Thói quen nằm trên giường hoặc thu mình trên ghế sô pha là ý tưởng thực sự tồi tệ. Não của chúng ta sẽ sản sinh ra những chất hóa học tạo cảm giác tốt như serotonin và dopamine. Tập luyện thậm chí chỉ 40 phút mỗi ngày cũng giúp não sản sinh nhiều những chất này hơn, giúp bạn luôn năng động và hưng phấn.
2. Chế độ ăn không hợp lý
Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho trí não. Những thực phẩm chứa chất béo omega-3 được xem là những “thực phẩm bổ não” vì chúng có vai trò thiết yếu đối với mô não khỏe mạnh.
Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất những chất béo này, vì thế phải lấy chúng từ thức ăn. Khi bạn không ăn những thực phẩm chứa đủ lượng chất béo omega 3, thì não sẽ dễ bị tổn thương trước sự tấn công của bệnh trầm cảm. Những thực phẩm như thịt thú rừng, cá nước lạnh và hải sản là nguồn chất béo này tốt nhất.
Ngoài ra còn có nhiều loại chế phẩm bổ sung. Mặc dù những chế phẩm này không phải lúc nào cũng ngon miệng, nhưng chúng giúp cho bộ não khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tấn công của bệnh trầm cảm.
Bạn cũng cần luôn nhớ rằng các thói quen xấu trong ăn uống cũng có vai trò đưa đến bệnh trầm cảm. Khi ăn uống lành mạnh, trí óc cũng sẽ lành mạnh.
3. Thói quen ngủ không đúng và stress
Nếu bạn thường xuyên để mình bị đói ngủ, thì bạn đang tạo ra hoàn cảnh lý tưởng cho bệnh trầm cảm. Các chuyên gia khuyên cần ngủ ít nhất từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Cũng cần có những “nề nếp” hợp lý khi đi ngủ. Đọc trên giường, dùng laptop trên giường hay thức khuya chỉ là những cách để tự tước đi giấc ngủ của chính mình. Nếu không được ngủ đủ, bạn sẽ trở nên dễ bị kích động và hoang tưởng, là nền tảng cho trạng thái trầm cảm. Còn nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, trí não sẽ luôn sáng suốt và sắc bén.
Hơn nữa, những người không ngủ đủ thường không làm tốt công việc, khiến họ bị stress và càng làm giảm năng suất. Càng bị stress, con người ta lại càng khó ngủ. Vòng luẩn quẩn không ngừng này dễ đưa ta đến với bệnh trầm cảm.
Khi một người không thể ngủ hoặc không thể làm tốt vai trò của mình, họ sẽ trở nên thất vọng và cảm thấy mình bị mắc kẹt. Khi bắt đầu thấy như thể mình không kiểm soát được những việc xảy ra trong đời, thì kết cục là con người ta sẽ có cảm giác trầm uất. Rất ít người biết rằng chỉ cần ngủ đủ là có thể ngăn chặn được bệnh trầm cảm.
4. Sống cô lập
Sống cô lập là con đường chắc chắn dẫn đến trầm cảm. Khi bạn lảng tránh bạn bè và người thân vì bất kỳ lý do gì, thì bạn đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho bệnh trầm cảm.
Cô lập là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm cho chính mình, về cả thể chất lẫn tinh thần. Theo các nhà nghiên cứu, những người có mạng lưới quan hệ xã hội vững chắc sẽ khó bị trầm cảm.
Có quan hệ gần gũi với bạn bè và người thân thực sự thúc đẩy hoạt động hóa học của não, làm giảm mức stress. Bất kể trong hoàn cảnh nào, thì việc giữ liên lạc với bạn bè và người thân luôn là điều quan trọng.
Không có những mối liên hệ này, năng lực tinh thần của ta sẽ sụp đổ và không còn khả năng đối phó với những những áp lực khác nhau của cuộc sống.
5. Hay lo nghĩ
Suy nghĩ tiêu cực là một trong những nguyên nhân chính của trầm cảm. Thường xuyên nghĩ về các mối đe dọa, sự chối bỏ, mất mát hay thất bại là cách chắc chắn đưa bạn đến với bệnh trầm cảm.
Có nhiều thứ trên thế giới này đơn giản là vượt khỏi tầm kiểm soát của ta, vì thế ta không cần phải suy nghĩ quá nhiều về chúng. Nghĩ về những thứ mà bạn không thể thay đổi được không chỉ khiến bạn trầm cảm mà còn khiến bạn phát điên. Với tất cả những áp lực của thế giới ngày nay, lo nghĩ quá nhiều đang trở thành ngòi nổ chính cho bệnh trầm cảm.
Điều quan trọng là bạn cần luôn điều chỉnh sự chú ý của mình vào những điều tích cực hơn thay vì dày vò bản thân vì những thứ không thể thay đổi được. Bạn cũng nên dành thời gian chất lượng cho những người gần gũi với mình. Lắng nghe những tâm sự hay những câu đùa của họ chắc chắn sẽ giúp tâm trí bạn nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, nếu có điều gì đó làm phiền bạn quá nhiều, hãy viết no ra giấy rồi ném đi. Điều này đơn giản là một hành động mang tính tượng trưng rằng bạn đã “quẳng gánh lo đi và vui sống”.
Cẩm Tú
17.8.14
Nhiều cách thanh lọc cơ thể
Quanh năm bề bộn với công việc, ăn uống không đúng cách cộng với ô nhiễm bên ngoài có thể khiến cơ thể trì trệ. Vì vậy, cần“giải độc” cho cơ thể để loại bỏ các độc tố, tránh được bệnh tật.
Trước tiên, các chất cần phải loại bớt ra khỏi cơ thể là rượu, cà phê, thuốc lá, đường tinh chế, chất béo bão hòa, bởi chúng đóng vai trò là chất độc đối với cơ thể và có thể cản trở quá trình tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, cũng cần loại bỏ các chất tẩy rửa trong gia đình và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm, xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi có nguồn gốc hóa chất và thay thế bằng các sản phẩm có nguồn gốc của tự nhiên.
Một “chất độc” khác đối với sức khỏe là stress. Cần loại bỏ các stress độc hại này song song với quá trình thải độc cơ thể. Tập yoga, khí công là cách đơn giản để giảm stress và vực dậy tinh thần.
Làm sạch cơ thể bằng củ, quả
- Cà rốt có tác dụng kết dính và giải độc thủy ngân, giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu.
- Khổ qua hay các thực phẩm có vị đắng đều có tính giải độc. Khổ qua giúp giải nhiệt và làm sáng mắt. Đối với người tiểu đường thì khổ qua có thể giúp ổn định đường huyết. Trong khổ qua còn có một dạng protein có thể ngừa ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố.
- Táo giúp ruột tăng cường chức năng bài tiết độc tố khỏi cơ thể, nếu đường ruột yếu, các độc tố sẽ tích tụ và bị hấp thụ ngược trở lại vào máu. Táo có một lượng chất xơ đủ để kết dính và ngăn ngừa độc tố phát tán.
- Dưa leo giúp bộ ba cơ quan có chức năng lọc máu - bài tiết chất cặn bã gồm gan, thận và ruột (trong đó thận có vai trò quan trọng nhất) thanh lọc độc tố trong máu, cặn bã từ quá trình phân giải protein và thải ra ngoài qua nước tiểu. Dưa leo không những có tính năng lợi tiểu, làm sạch niệu đạo giúp quá trình thải nước tiểu tốt hơn mà còn hỗ trợ giải độc phổi.
- Nấm mèo giúp lọc máu, hạ cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch và làm sạch hệ tiêu hóa.
- Trái hồng có nhiều chất xơ và khoáng, nhất là kali, nên vừa có tác dụng làm sáng da vừa giúp tăng quá trình chuyển hóa.
- Trà xanh có khả năng kích thích sự miễn dịch, chống ôxy hóa, ngăn ngừa ung thư và tác động giải trừ độc tố rất cao.
- Tỏi có tính kháng viêm cao, ngăn ngừa các chứng xơ vữa động mạch, giảm tỉ lệ cholesterol “xấu” và giảm thiểu nồng độ chì trong cơ thể.
- Đậu xanh nguyên vỏ có tính giải độc cao, nhất là đối với các nhiễm độc do kim loại nặng, thuốc trừ sâu tồn dư trong thực phẩm.
- Nho và hạt hỗ trợ gan trong quá trình trung hòa và giải trừ độc tố, giúp tái tạo máu, đánh tan độc tố trong mô mỡ - nguyên nhân dẫn đến viêm mô mỡ thừa.
Nhịn ăn để giải độc: Rất nguy hiểm
Nhịn ăn để thanh lọc cơ thể là cách làm phản khoa học, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nhiều người sử dụng phương pháp nhịn ăn hoàn toàn sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ và lo lắng. Nếu nhịn ăn dài ngày, có thể gây suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải, suy gan, suy thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp hay có bệnh tim mạch đang dùng thuốc; những người có bệnh gan, thận, đái tháo đường, dạ dày, đại tràng; phụ nữ mang thai và cho con bú; những thanh thiếu niên hoặc trẻ em đang phát triển càng không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn… Lý do là khi nhịn ăn để giảm cân, nếu nhịn không hợp lý, dài ngày sẽ gây suy dinh dưỡng và có thể lại ăn quá nhiều khi ngừng nhịn ăn, khiến cơ thể tăng cân trở lại nhanh chóng.
Theo BS Hoàng Xuân Đại
Trước tiên, các chất cần phải loại bớt ra khỏi cơ thể là rượu, cà phê, thuốc lá, đường tinh chế, chất béo bão hòa, bởi chúng đóng vai trò là chất độc đối với cơ thể và có thể cản trở quá trình tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, cũng cần loại bỏ các chất tẩy rửa trong gia đình và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm, xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi có nguồn gốc hóa chất và thay thế bằng các sản phẩm có nguồn gốc của tự nhiên.
Một “chất độc” khác đối với sức khỏe là stress. Cần loại bỏ các stress độc hại này song song với quá trình thải độc cơ thể. Tập yoga, khí công là cách đơn giản để giảm stress và vực dậy tinh thần.
Làm sạch cơ thể bằng củ, quả
- Cà rốt có tác dụng kết dính và giải độc thủy ngân, giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu.
- Khổ qua hay các thực phẩm có vị đắng đều có tính giải độc. Khổ qua giúp giải nhiệt và làm sáng mắt. Đối với người tiểu đường thì khổ qua có thể giúp ổn định đường huyết. Trong khổ qua còn có một dạng protein có thể ngừa ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố.
- Táo giúp ruột tăng cường chức năng bài tiết độc tố khỏi cơ thể, nếu đường ruột yếu, các độc tố sẽ tích tụ và bị hấp thụ ngược trở lại vào máu. Táo có một lượng chất xơ đủ để kết dính và ngăn ngừa độc tố phát tán.
- Dưa leo giúp bộ ba cơ quan có chức năng lọc máu - bài tiết chất cặn bã gồm gan, thận và ruột (trong đó thận có vai trò quan trọng nhất) thanh lọc độc tố trong máu, cặn bã từ quá trình phân giải protein và thải ra ngoài qua nước tiểu. Dưa leo không những có tính năng lợi tiểu, làm sạch niệu đạo giúp quá trình thải nước tiểu tốt hơn mà còn hỗ trợ giải độc phổi.
- Nấm mèo giúp lọc máu, hạ cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch và làm sạch hệ tiêu hóa.
- Trái hồng có nhiều chất xơ và khoáng, nhất là kali, nên vừa có tác dụng làm sáng da vừa giúp tăng quá trình chuyển hóa.
- Trà xanh có khả năng kích thích sự miễn dịch, chống ôxy hóa, ngăn ngừa ung thư và tác động giải trừ độc tố rất cao.
- Tỏi có tính kháng viêm cao, ngăn ngừa các chứng xơ vữa động mạch, giảm tỉ lệ cholesterol “xấu” và giảm thiểu nồng độ chì trong cơ thể.
- Đậu xanh nguyên vỏ có tính giải độc cao, nhất là đối với các nhiễm độc do kim loại nặng, thuốc trừ sâu tồn dư trong thực phẩm.
- Nho và hạt hỗ trợ gan trong quá trình trung hòa và giải trừ độc tố, giúp tái tạo máu, đánh tan độc tố trong mô mỡ - nguyên nhân dẫn đến viêm mô mỡ thừa.
Nhịn ăn để giải độc: Rất nguy hiểm
Nhịn ăn để thanh lọc cơ thể là cách làm phản khoa học, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nhiều người sử dụng phương pháp nhịn ăn hoàn toàn sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ và lo lắng. Nếu nhịn ăn dài ngày, có thể gây suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải, suy gan, suy thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp hay có bệnh tim mạch đang dùng thuốc; những người có bệnh gan, thận, đái tháo đường, dạ dày, đại tràng; phụ nữ mang thai và cho con bú; những thanh thiếu niên hoặc trẻ em đang phát triển càng không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn… Lý do là khi nhịn ăn để giảm cân, nếu nhịn không hợp lý, dài ngày sẽ gây suy dinh dưỡng và có thể lại ăn quá nhiều khi ngừng nhịn ăn, khiến cơ thể tăng cân trở lại nhanh chóng.
Theo BS Hoàng Xuân Đại
2.8.14
Có thể bạn chưa biết: Sự nguy hại của rau mầm
Hiện nay, trước tình trạng mất an toàn vệ sinh của các loại rau củ, nhiều người đã chọn cho mình phương thức tự trồng hoặc mua rau mầm để phục vụ nhu cầu của gia đình, nhất là cho trẻ em.
Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 - 5 lần rau thường tuy nhiên, không phải mầm cây nào cũng tốt và vô hại. Đã từng xảy ra những vụ ngộ độc rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau.
Giàu dưỡng chất
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ, rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Có thể gây ngộ độc
Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau cũng sẽ bị nhiễm khuẩn.
Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.
Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này.
Những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng cũng có thể gây ngộ độc vì trong môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều.
Cách chọn và chế biến an toàn
Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới (điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản). Rau mua về nên sử dụng ngay nếu cần bảo quản phải để trong hộp nhựa hoặc nilon khô ráo, thoáng khí ở nhiệt độ 4 - 5 độ C, tối đa 3 - 4 ngày.
Trước khi sử dụng nên rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm thêm trong nước muối loãng 10 - 15 phút để loại bỏ hóa chất. Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.
Theo AloBacsi
Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 - 5 lần rau thường tuy nhiên, không phải mầm cây nào cũng tốt và vô hại. Đã từng xảy ra những vụ ngộ độc rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau.
Giàu dưỡng chất
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ, rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Có thể gây ngộ độc
Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau cũng sẽ bị nhiễm khuẩn.
Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.
Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này.
Những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng cũng có thể gây ngộ độc vì trong môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều.
Cách chọn và chế biến an toàn
Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới (điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản). Rau mua về nên sử dụng ngay nếu cần bảo quản phải để trong hộp nhựa hoặc nilon khô ráo, thoáng khí ở nhiệt độ 4 - 5 độ C, tối đa 3 - 4 ngày.
Trước khi sử dụng nên rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm thêm trong nước muối loãng 10 - 15 phút để loại bỏ hóa chất. Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.
Theo AloBacsi
11 thực phẩm nên ăn để xương bạn luôn chắc khỏe
Cách đơn giản nhất để giúp xương chắc khỏe là bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương có sẵn trong các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống.
Canxi và vitamin D là hai chất không chỉ cần thiết cho trẻ nhỏ lẫn người lớn để ngăn ngừa bệnh loãng xương. Việc bổ sung những thực phẩm chứa hai chất này không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe mà còn giúp bạn có bộ xương khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe:
1. Sữa chua - Hầu hết chúng ta nhận được vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tuy nhiên một số loại thực phẩm như sữa chua cũng bổ sung vitamin D. Một ly sữa chua mỗi ngày sẽ cung cấp canxi cho cơ thể, giúp ta làm việc tốt hơn.
2. Sữa - Sữa cung cấp hàm lượng canxi cao, giúp xương chắc khỏe, có thể trộn sữa vào sinh tố hoặc nước sốt. Hãy đảm bảo uống 3 ly sữa mỗi ngày.
3. Pho mát - 1,5 ounces (khoảng 42 gram) pho mát có chứa 30% lượng canxi, do đó nên ăn pho mát ở lượng vừa phải vì ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, điều đó không tốt cho xương.
4. Cá mòi - Cá mòi có chứa hàm lượng canxi và vitamin D cao giúp xương bạn ngày càng chắc khỏe hơn.
5. Trứng - Trứng chỉ chứa 6% hàm lượng vitamin D nhưng chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy. Không nên ăn lòng trắng trứng vì có thể làm giảm lượng calo, bên cạnh đó lòng đỏ lại chứa nhiều vitamin D.
6. Cá hồi - Cá hồi có chứa nhiều vitamin D và axit béo omega-3 tốt cho hệ tim mạch. Do vậy, việc ăn nhiều cá hồi sẽ tốt cho tim và xương.
7. Rau dền - Nếu không dùng các sản phẩm từ sữa, chúng ta có thể ăn rau dền bởi vì chúng có chứa canxi, ngoài ra còn có chất xơ, sắt và vitamin A.
8. Ngũ cốc - Ngũ cốc có chứa lên đến 25% vitamin D, hương vị cũng rất ngon và dễ dàng thưởng thức.
9. Cá ngừ - Cũng giống như cá hồi, cá ngừ có chứa nhiều vitamin D - thành phần bổ trợ cho xương chắc khỏe.
10. Bắp cải - Bắp cải là thực phẩm dễ kiếm mà lại rất tốt cho xương đặc biệt là khi đã nấu chín.
11. Nước cam - Một ly cam vắt không chỉ có chứa lượng vitamin C dồi dào mà còn chứa canxi, đặc biệt là vỏ cam là nơi tập trung lượng canxi.
Theo AloBacsi
Canxi và vitamin D là hai chất không chỉ cần thiết cho trẻ nhỏ lẫn người lớn để ngăn ngừa bệnh loãng xương. Việc bổ sung những thực phẩm chứa hai chất này không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe mà còn giúp bạn có bộ xương khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe:
1. Sữa chua - Hầu hết chúng ta nhận được vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tuy nhiên một số loại thực phẩm như sữa chua cũng bổ sung vitamin D. Một ly sữa chua mỗi ngày sẽ cung cấp canxi cho cơ thể, giúp ta làm việc tốt hơn.
2. Sữa - Sữa cung cấp hàm lượng canxi cao, giúp xương chắc khỏe, có thể trộn sữa vào sinh tố hoặc nước sốt. Hãy đảm bảo uống 3 ly sữa mỗi ngày.
3. Pho mát - 1,5 ounces (khoảng 42 gram) pho mát có chứa 30% lượng canxi, do đó nên ăn pho mát ở lượng vừa phải vì ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, điều đó không tốt cho xương.
4. Cá mòi - Cá mòi có chứa hàm lượng canxi và vitamin D cao giúp xương bạn ngày càng chắc khỏe hơn.
5. Trứng - Trứng chỉ chứa 6% hàm lượng vitamin D nhưng chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy. Không nên ăn lòng trắng trứng vì có thể làm giảm lượng calo, bên cạnh đó lòng đỏ lại chứa nhiều vitamin D.
6. Cá hồi - Cá hồi có chứa nhiều vitamin D và axit béo omega-3 tốt cho hệ tim mạch. Do vậy, việc ăn nhiều cá hồi sẽ tốt cho tim và xương.
7. Rau dền - Nếu không dùng các sản phẩm từ sữa, chúng ta có thể ăn rau dền bởi vì chúng có chứa canxi, ngoài ra còn có chất xơ, sắt và vitamin A.
8. Ngũ cốc - Ngũ cốc có chứa lên đến 25% vitamin D, hương vị cũng rất ngon và dễ dàng thưởng thức.
9. Cá ngừ - Cũng giống như cá hồi, cá ngừ có chứa nhiều vitamin D - thành phần bổ trợ cho xương chắc khỏe.
10. Bắp cải - Bắp cải là thực phẩm dễ kiếm mà lại rất tốt cho xương đặc biệt là khi đã nấu chín.
11. Nước cam - Một ly cam vắt không chỉ có chứa lượng vitamin C dồi dào mà còn chứa canxi, đặc biệt là vỏ cam là nơi tập trung lượng canxi.
Theo AloBacsi
Subscribe to:
Posts (Atom)