31.8.15

Trị dứt cơn ho bằng huyệt Dũng Tuyền

Mấy hôm nay thay đổi thời tiết, nhiều cụ già và trẻ nhỏ bị ho. Vô tình tôi đọc được bài báo này trên mạng, nhân tiện sưu tầm và tổng hợp lại, hầu giúp quý vị có một cách hay trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình (Diện Chẩn Việt).

Cách chữa ho bằng huyệt Dũng tuyền như thế nào?

Một số bác sĩ và khoa học gia ở bên Quebec (Canada) tình cờ khám phá ra rằng khi bạn bị "ho hành hạ" bất kể là ho phát xuất từ cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng hay ho đã lâu mà không khỏi, buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc, bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lặp lại vài ba lần như thế tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ dứt tuyệt. Chẳng cần phải đi bác sĩ hay tốn tiền mua các loại thuốc ho ở ngoài thị trường vừa tốn tiền mà còn dây dưa lâu khỏi!
Phản chiếu các bộ phận lên bàn chân

Các bác sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang còn trong vòng nghiên cứu tại sao một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức tưởng tượng, dứt tuyệt và không còn ho nữa?
Huyệt dũng tuyền: Chỗ lõm lòng bàn chân

Vị trí huyệt dũng tuyền

Cá nhân tôi ngay lúc ấy cũng đang bị ho khem, thế là tôi thử áp dụng ngay. Mà kỳ lạ thay quý vị ơi! Chỉ trong 2 ngày thôi, mỗi tối thoa Bengay (Gel nóng) vào ngay gan bàn chân và đi vớ thật ấm, sau 2 ngày, cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại.

Tuy khỏi ho nhưng tôi cũng ngờ ngợ hay là có một trùng hợp ngẫu nhiên nào? Tôi liền áp dụng cách này ngay cho vợ tôi cũng đang bị ho cả gần một tháng trời mà không khỏi. Quả nhiên chỉ sau một ngày thôi, sáng hôm sau cơn ho của bà ấy đỡ hẳn. Vợ tôi thực hành cách trên thêm 2 hôm nữa bệnh ho dứt tuyệt. Thích quá đúng là duyên lành mới biết được cách trị ho tuyệt hảo mà các khoa học gia Canada đã tìm ra, tôi liền phone cho tất cả các người thân, các bạn bè quen biết hoặc bất cứ ai thân hay sơ gặp gỡ trên đường đời... chỉ cho mọi người cách trị ho giản dị và độc đáo này. Tôi có ghé vào một chỗ châm cứu và tò mò hỏi cái quan trọng hay huyệt đạo nào có ở dưới gan bàn chân? Và tôi được họ cho biết rằng ngay dưới gan bàn chân có một đại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là huyệt Dũng Tuyền tác động tới thận.


Cách xác định huyệt Dũng tuyền

Hai cách xác định huyệt Dũng tuyền

– Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ lõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.

– Huyệt nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân hai (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

12.6.15

Ba nhóm người không nên ăn bắp cải

Không chỉ giàu dinh dưỡng, cải bắp còn chứa nhiều chất có thể ngừa ung thư, viêm loét dạ dày, viêm tụy, chống táo bón, tiểu đường, nhanh lành vết thương, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể… Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây cần lưu ý khi ăn cải bắp.


Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.


Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu.


Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác. Vì vậy, tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, cải bắp được xem là “thuốc chữa bách bệnh của người nghèo”.


Đây là món ăn thường thấy nhất trong bếp của người Mỹ, món ăn đóng vai trò chính trong các bữa ăn kiêng của người dân châu Âu và châu Á. Một bát cải bắp nhỏ chứa trên 22g calo, món ăn khá nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều chất sulforaphane, chất làm tăng sản xuất các loại enzyme, loại bỏ các hóa chất hoạt động tự do, phá hủy các tế bào gây ung thư.


Theo các nhà khoa học Stanford (Mỹ), chất sulforaphane để loại bỏ các loại tế bào ung thư có nhiều trong bắp cải hơn bất cứ sản phẩm cây trồng nào. Đối với loại thực phẩm này, chúng ta có thể chế thành món salad, xào, nấu, súp…

Theo thông tin trên Dinhduong.com, tuy bắp cải rất bổ dưỡng nhưng nó lại chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết.

Ngoài ra, những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.

Đối với người táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi.


Canh bắp cải cuộn thịt

Nguyên liệu: 

- 200g thịt lợn xay
- 2 củ hành hương
- Tiêu, muối, hạt nêm
- 4 - 5 lá bắp cải lớn
- 4 nhánh hành lá.


Cách làm: 

  • Hành hương bóc vỏ, băm nhuyễn trộn với thịt xay, nêm vào thịt 1/2 thìa nhỏ muối, tiêu và ít hạt nêm. 
  • Bắp cải rửa sạch, cắt lá bắp cải làm đôi, bỏ cọng cứng. 
  • Đem bắp cải và hành lá trần sơ qua nước sôi cho mềm. 
  • Xếp lá bắp cải ra đĩa, dùng thìa múc ít thịt xay cho vào giữa lá, gói lại, buộc cố định bằng cọng hành. 
  • Hầm cuốn bắp cải nhồi thịt trong nước dùng khoảng nửa giờ cho chín mềm. Nêm vào nồi canh 1 thìa nhỏ muối, ít hạt nêm, nêm nếm tùy theo khẩu vị của bạn. 
  • Bắp cải mềm, múc ra bát dùng nóng, rắc hành lá đã thái nhỏ lên bề mặt bát canh.

8.6.15

Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch não (TBMN) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm sút mạnh, khiến mô não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng và hậu quả là các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút.

tai bien mach mau nao Tai biến mạch máu não


Triệu chứng

  • Khó đi lại: người bệnh có thể bị loạng choạng, mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp động tác.
  • Khó nói: nói ngọng, nói líu nhíu, không diễn đạt được ý mình (thất ngôn) hoặc không nhắc lại được một câu đơn giản.
  • Liệt hoặc tê nửa người: bệnh nhân có thể đột ngột bị tê, yếu hoặc liệt nửa người. Thử giơ cả hai tay lên đầu, nếu một bên tay bị rơi xuống trước thì đó có thể là một dấu hiệu của TBMN.
  • Có vấn đề về nhìn: nhìn mờ, nhìn thấy bóng đen hoặc nhìn đôi.
  • Đau đầu: đau đầu dữ dội đột ngột hoặc bất thường, có thể kèm theo cứng gáy, đau vùng mặt, đau giữa hai mắt, nôn hoặc thay đổi ý thức

Nguyên nhân

Nhồi máu não

Nhồi máu não chiếm khoảng 80% số trường hợp TBMN, xảy ra khi động mạch đưa máu tới não bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Những nguyên nhân gây tắc mạch não hay gặp nhất là :
  • Huyết khối. Huyết khối thường hình thành ở những vùng xơ vữa động mạch, có thể ở một hoặc hai bên động mạch cảnh đưa máu tới não cũng như ở những động mạch khác ở cổ hoặc não.
  • Tắc mạch. Xảy ra khi huyết khối hoặc cục nghẽn hình thành ở những mạhc máu xa não – chủ yếu là ở tim – và di chuyển theo dòng máu đến não gây tắc những động mạch nhỏ hơn. Nguyên nhân thường là do rung nhĩ dẫn đến giảm lưu lượng máu và tạo thành huyết khối.

Xuất huyết não

Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc bị vỡ. Nguyên nhân gây xuất huyết não hay gặp nhất là cao huyết áp và vỡ phình mạch. Một nguyên nhân khác ít gặp hơn là vỡ dị dạng động tĩnh mạch não.

Xét nghiệm và chẩn đoán

  • Khám thực thể và xét nghiệm để phát hiện các yếu tố nguy cơ gây đột quị, bao gồm cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường và tăng nồng độ homocysteine.
  • Siêu âm động mạch cảnh để phát hiện hẹp hoặc tắc động mạch cảnh.
  • Chụp động mạch có thuốc cản quang để phát hiện hẹp hoặc tắc động mạch.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ cho thấy hình ảnh của não và chỗ xuất huyết, nhưng không cho biết chi tiết về mạch máu.
  • Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện nhu mô não bị tổn thương do nhồi máu.
  • Siêu âm tim để xem liệu có phải cục nghẽn từ tim gây TBMN hay không. Siêu âm tim có thể được thực hiện qua thực quản để quan sát tim được rõ hơn.

Điều trị

Nhồi máu não

Để điều trị nhồi máu não phải nhanh chóng phục hồi dòng máu đến não. Các thuốc tiêu huyết khối phải được bắt đầu trong vòng 3 giờ. điều tị kịp thời không những cải thiện khả năng sống mà còn làm giảm biến chứng do đột quị. Các thuốc thường dùng là:
  • Aspirin. Aspirin dùng tức thì sau TBMN đã được chứng minh là làm giảm khả năng bị cơn TBMN thứ hai. Song bệnh nhân không nên tự ý dùng aspirin vì nếu TBMN là do xuất huyết não thì aspirin có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Các thuốc chống đông máu khác như warfarin (Coumadin) và heparin cũng có thể được dùng, nhưng không thông dụng bằng aspirin.
  • Thuốc hoạt hóa plasminogen mô (TPA). TPA là nhóm thuốc tiêu huyết khối mạnh giúp một số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Song chỉ có thể dùng thuốc trong vòng ba giờ sau khi bị TBMN và chỉ khi chắc chắn là thuốc không làm tình trạng xuất huyết não nặng thêm. Không dùng TPA cho người bị xuất huyết não.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

  • Phẫu thuật cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở động mạch cảnh và lấy bỏ khối tắc ngẽn, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Tuy nhiên, chính phẫu thuật cũng gây nguy cơ TBMN hoặc đau tim do nó giải phóng cục máu đông hoặc các mảng mỡ vào trong máu, mặc dù hiện nay các bác sĩ có thể sử dụng những thiết bị “lọc” để loại bỏ những mảnh rơi vãi.
  • Tạo hình mạch và đặt stent để nong động mạch dẫn lên não. Đây có thể là biện pháp phòng ngừa thích hợp cho một số người đã từng bị TBMN hoặc có cơn thiếu mãu não cục bộ thoáng qua nhưng không thể phẫu thuật.

Xuất huyết não

  • Kẹp phình mạch: gốc của phình mạch sẽ được kẹp lại bằng một kẹp nhỏ để cách ly nó khói tuần hoàn động mạch, giúp giữ cho phình mạch khỏi bị vỡ hoặc ngăn không cho phình mạch bị vỡ lại. Kẹp sẽ được lưu tại chỗ vĩnh viễn.
  • Đặt cuộn dây (gây tắc phình mạch): một cuộn dây nhỏ được đưa qua ống thông vào chỗ phình mạch, khiến máu đông lại và bịt kín đường đi từ phình mạch đến các động mạch liên quan
  • Cắt bỏ dị dạng động tĩnh mạch: dị dạng động tĩnh mạch không phải lúc nào cũng cắt bỏ được nếu nó quá lớn hoặc nằm quá sâu trong não. Tuy nhiên mổ cắt bỏ những dị dạng nhỏ hơn ở vị trí dễ tiếp cận hơn có thể loại trừ nguy cơ vỡ gây xuất huyết não.

Phòng bệnh

  • Kiểm soát tăng huyết áp thông qua tập luyện, chế độ ăn lành mạnh, hạn chế muối và rượu, và dùng các thuốc điều trị huyết áp theo đơn bác sĩ.
  • Giảm cholesterol và chất béo bão hòa.
  • Không hút thuốc lá.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Duy trì cân nặng bình thường.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Chỉ uống rượu với lượng vừa phải.
  • Không sử dụng ma tuý
  • Có chế độ ăn lành mạnh có lợi cho sức khỏ
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên:
Hiện nay sử dụng thuốc tây y kết hợp với một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để ngăn ngừa tai biến mạch máu não hiện nay đang là xu thế mới: vừa tăng tác dụng vừa hạn chế sử dụng thuốc tây và giảm được tác dụng khong mong muốn: Các sản phẩm từ Giảo cổ lam làm hạ huyết áp, tăng lưu thông khí huyết. Các chế phẩm từ hoa hòe như Dưỡng mạch kiện não: Giúp làm bền vững thành mạch máu, tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, giảm mỡ máu; phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não. Các chế phẩm có chứa Nattokinase(HOMICIS) : Đặc tính sinh học của nattokinase rất giống với plasmin (enzym duy nhất trong cơ thể làm tiêu huyết khối). Nattokinase nâng cao khả năng tự nhiên của cơ thể để làm tan các cục máu bằng một số cách: Hoà tan fibrin một cách trực tiếp. Nattokinase cũng có thể làm nâng cao sự sản xuất của cơ thể với plasmin và các tác nhân hoà tan cục máu đông, bao gồm cả urokinase (nội bào). Nattokinase có thể ngăn chặn sự chai cứng của mạch máu ở liều lượng 100 mg/ngày. Ở một khía cạnh nào đó, nattokinase thực sự tốt hơn thuốc TPA (plasmin mô), thuốc hoà tan các cục máu truyền thống, và urokinase.

Bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay cơn đau tim xảy ra khi động mạch vành cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn do cục máu đông. Dòng máu nuôi dưỡng cơ tim bị gián đoạn có thể gây tổn thương hoặc phá huỷ một vùng cơ tim.

benh nhoi mau co tim Bệnh nhồi máu cơ tim
Triệu chứng
  • Cảm giác tức, nặng hoặc đau thắt vùng giữa ngực kéo dài một vài phút
  • Đau lan từ ngực lên bả vai, cánh tay, xuyên ra sau lưng hoặc thậm chí lên răng và hàm, có thể đau kéo dài ở vùng thượng vị
  • Khó thở
  • Toát mồ hôi
  • Choáng ngất
  • Buồn nôn và nôn
Nguyên nhân
  • Tắc nghẽn mạch vành do cục máu đông hình thành khi mảng bám cholesterol trong động mạch bị vỡ ra
  • Co thắt mạch vành, nhất là do một số loại ma tuý như cocain.
Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng, bệnh sử và thăm khám thực thể. Các xét nghiệm giúp ích cho chẩn đoán gồm:
  • Điện tâm đồ: do cơ tim bị tổn thương không dẫn truyền xung điện như bình thường, nên điện tâm đồ có thể giúp phát hiện và theo dõi tiến triển của nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm máu phát hiện sự có mặt của một số enzym được giải phòng ra khi cơ tim bị tổn thương.
  • Một số xét nghiệm khác như chụp X quang ngực, siêu âm tim, chụp mạch vành.
Điều trị

Các thuốc thường dùng điều trị cơn đau tim gồm:
  • Aspirin. Aspirin ngăn cản sự hình thành huyết khối, nhờ đó duy trì dòng máu chảy qua chỗ động mạch bị hẹp. Đây được xem là thuốc dự phòng huyết khối được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
  • Thuốc tiêu huyết khối phá vỡ cục máu đông đang làm tắc dòng máu.
  • Các thuốc chống đông máu ngăn cản sự hình thành huyết khối như clopidogrel (Plavix) và các thuốc chẹn thụ thể tiểu cầu IIb/IIIa.
  • Thuốc giảm đau.
  • Nitroglycerin. Đây là thuốc thường dùng để điều trị đau ngực, có tác dụng làm giãn mạch tạm thời, cải thiện lượng máu đến tim.
  • Chất chẹn beta làm giãn cơ tim, chậm nhịp tim và giảm huyết áp giúp tim bơm máu dễ dàng hơn.
  • Thuốc giảm cholesterol, bao gồm statin, niacin, fibrat và acid mật.
Phẫu thuật và các thủ thuật khác
  • Tạo hình mạch vành và đặt stent: trong thủ thuật này bác sĩ luồn một ống thông có đầu gắn một quả bóng từ một động mạch, thường là ở chân, vào chỗ động mạch tắc nghẽn. Sau đó quả bóng được bơm căng để mở thông động mạch bị tắc. Đồng thời một stent mắt lưới kim loại sẽ được đặt vào để giữ cho động mạch không bị tắc trở lại.
  • Phẫu thuật nối tắt mạch vành: trong đó bác sỹ dùng một đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch khâu nối vào động mạhc vành vượt quá chỗ tắc nghẽn (nối tắt qua đoạn tắc nghẽn) để khôi phục dòng chảy của máu đến tim.
Phòng ngừa

Nhối máu cơ tim: rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh đặc biệt ở người già vì vậy việc dùng thuốc để phòng ngừa một cách thường xuyên là đặc biệt quan trọng. Nhưng các thuốc tây y trong dự phòng nhồi máu cơ tim dùng lâu thường mang lại nhiều tác dụng không mong muốn: như aspirin gây loét dạ dày tá tràng, thuốc tiêu huyết khối gây chảy máu, các thuốc còn lại chỉ cải thiện triệu chứng.

Để tăng cường hiệu quả và làm giảm tác dụng không mong muốn trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim trên thị trường hiện nay có nhiều chế phẩm như: các sản phẩm từ Giảo cổ lam làm hạ huyết áp, tăng lưu thông khí huyết.

Các chế phẩm từ hoa hòe như Dưỡng mạch kiện não: Giúp làm bền vững thành mạch máu, tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, giảm mỡ máu; phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não. Các chế phẩm có chứa Nattokinase(HOMICIS) : Đặc tính sinh học của nattokinase rất giống với plasmin (enzym duy nhất trong cơ thể làm tiêu huyết khối).

Nattokinase nâng cao khả năng tự nhiên của cơ thể để làm tan các cục máu bằng một số cách: Hoà tan fibrin một cách trực tiếp. Nattokinase cũng có thể làm nâng cao sự sản xuất của cơ thể với plasmin và các tác nhân hoà tan cục máu đông, bao gồm cả urokinase (nội bào).

Nattokinase có thể ngăn chặn sự chai cứng của mạch máu ở liều lượng 100 mg/ngày. Ở một khía cạnh nào đó, nattokinase thực sự tốt hơn thuốc TPA (plasmin mô), thuốc hoà tan các cục máu truyền thống, và urokinase.

Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở nam giới ngoài 45 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh (sau 50 tuổi). Nhồi máu cơ tim là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu người bị nhồi máu cơ tim không được điều trị kip thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử. Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức xử lý, cấp cứu khi có người nhà bị nhồi máu cơ tim là rất cần thiết.

711539 Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim

Những triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim

Khi phát hiện những triệu chứng như sau, bạn cần lưu ý ngay đến nhồi máu cơ tim và đến gặp bác sỹ sớm nhất để được tư vấn điều trị kịp thời:
  • Đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.
  • Có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.
  • Khó thở: Thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó.
  • Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như “trời sắp sụp”.
Làm gì khi xuất hiện cơn đau ngực kéo dài?

Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi xuất hiện những cơn đau ngực kéo dài:
  • Cần ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm ví dụ đang lái xe nên tấp xe vào lề, báo ngay thân nhân (bằng điện thoại), có thể nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu bạn đã được bác sĩ của bạn chẩn đoán bệnh mạch vành trước đây .
  • Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưởi . Cần được đưa đi nhập viện nagy bằng phương tiện an toàn và nhanh nhất.
Cần đưa người bệnh gặp bác sỹ sớm nhất khi phát hiện nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao. Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.

Vì vậy, khi có những dấu hiệu báo trước cơn nhồi máu cơ tim kể trên, hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi ngay cấp cứu. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ xác định xem có đúng bạn bị nhồi máu cơ tim hay không bằng cách hỏi các câu như: Cơn đau ngực bắt đầu từ lúc nào, đột ngột hay từ từ? Bạn đang làm gì khi đó? Mức độ đau như thế nào? Cơn đau kéo dài bao lâu? Có triệu chứng gì đi kèm (nôn, toát mồ hôi, choáng váng, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực)?

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp động mạch vành.. Những biện pháp này cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị. Cách điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành, và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu.

Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà

Với những người bị bệnh mạch vành hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, nên tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân một loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch vành sử dụng cấp cứu.

Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.

Nhồi máu cơ tim có thể làm bệnh nhân đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Trước khi xuất viện vì nhồi máu cơ tim , người bị nhồi máu cơ tim sẽ kiểm tra tim mạch trước khi xuất viện như xét nghiệm men tim, thực hiện nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức mà qua đó bác sĩ sẽ khuyên người bệnh được phép gắng sức đến mức nào trong sinh hoạt hằng ngày.

Người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, vận động thể lực thường xuyên với mức độ cho phép,cách dùng thuốc và thời gian tái khám.

Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xãy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục( huyết áp cao, tiểu đường, tăng mỡ trong máu…)

9.2.15

Khuyến cáo mới về thời gian ngủ theo độ tuổi

Một bản khuyến cáo mới về thời lượng ngủ, chi tiết hơn nhiều cho từng độ tuổi vừa được các chuyên gia Mỹ công bố, chẳng hạn trẻ mẫu giáo nên ngủ 10-13 tiếng mỗi ngày (thay vì 11-13 tiếng như trước). 

Tổ chức quốc gia nghiên cứu về giấc ngủ Mỹ National Sleep Foundation vừa đưa ra những khuyến cáo mới về thời lượng ngủ riêng cho người khỏe mạnh theo từng nhóm tuổi, hầu hết đều theo hướng nới rộng khung giờ ngủ. Trước đây, tổ chức này chỉ có một khuyến cáo duy nhất về thời gian ngủ cần thiết cho tất cả người lớn. 

Mỗi độ tuổi có một mức khuyến nghị về thời lượng ngủ khác nhau. Ảnh: sheknows

Các chuyên gia đã xem xét hơn 300 nghiên cứu khoa học về giấc ngủ trong 10 năm qua, bao gồm các nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều. "Khuyến nghị này giúp các cá nhân sắp xếp lịch trình giấc ngủ một cách lành mạnh, hữu ích hơn", David Cloud, Giám đốc điều hành của National Sleep Foundation cho biết. 

Các chuyên gia thừa nhận rằng một số người có thể ngủ thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn phạm vi khuyến nghị nhưng vẫn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên thời gian ngủ vẫn không nên cách quá xa phạm vi bình thường vì có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe. 

Việc ngủ ít có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì và huyết áp cao cũng như năng suất giảm lao động và lái xe buồn ngủ. Ngủ quá nhiều có liên quan với tình trạng sức khỏe cũng như bệnh tim và tử vong sớm. 

Khuyến nghị mới về thời gian ngủ với từng nhóm tuổi:

 - Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ mỗi ngày (trước đó khuyến cáo 12-18 giờ). 

 - Trẻ 4-11 tháng: 12-15 giờ (trước đó 14-15 giờ). 

 - Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ (trước đó 12-14 giờ). 

 - Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ (trước đó 11-13 giờ). 

 - Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ (trước đó 10-11 giờ). 

 - Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ (trước đó 8,5-9,5 giờ). 

 - Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ (khuyến cáo mới có). 

 - Người lớn (26-64 tuổi): 7-9 giờ (giống khuyến cáo trước đây). 

 - Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ (khuyến cáo mới có). 

 Lê Phương

Hậu quả khôn lường khi trẻ “nghiện” ti vi

Các chương trình ti vi, trò chơi điện tử hay phim hoạt hình có thể khiến con bạn say sưa, ngồi im hàng tiếng đồng hồ, bởi vậy nhiều phụ huynh dùng đến cách đó để yên tâm làm việc nhà mà không lường hết được những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe của trẻ. 

Tăng khả năng mắc bệnh 

Một cuộc khảo sát về thói quen sống trên 8.800 người trưởng thành của các nhà khoa học Australia cho thấy, nguy cơ tử vong sớm ở những người hay xem ti vi cao hơn so với người bình thường. Theo đó, thêm một giờ xem ti vi thì nguy cơ chết vì bệnh tim mạch tăng thêm 18%; nguy cơ chết vì ung thư tăng thêm 11% và vì bệnh khác tăng thêm 9%. Đặc biệt, đối với trẻ, việc xem ti vi quá độ còn tác động mạnh tới hệ thần kinh và tim mạch. Nhiều người quan niệm sai lầm rằng, xem TV là hình thức để thần kinh tạm lắng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi xem ti vi, não bộ vẫn phải hoạt động để xử lý thông tin và phản ứng lại bằng cảm xúc. Ngoài ra, xem ti vi quá nhiều có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên tới 14% cho mỗi 2 tiếng ngồi trước màn hình.

Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Vương quốc Anh ở hơn 3.000 trẻ từ 1 đến 11 tuổi cũng cho thấy, trẻ xem ti vi từ 2 tiếng trở lên hoặc nhiều giờ liên tục trong một ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp đôi so với những trẻ xem ti vi dưới 2 tiếng/ngày.

Rối loạn thói quensinh hoạt

Rối loạn thói quen sinh hoạt 

Ánh sáng từ ti vi sẽ kích thích não hoạt động và làm hạn chế khả năng sản xuất hormone có tên melatonin – vốn có tác dụng giúp cơ thể ngủ ngon. Trong khi đó, melatonin lại được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, khi cơ thể đang ngủ và được thư giãn hoàn toàn. Vì thế, hạn chế cho trẻ xem ti vi quá muộn. Ngoài ra, xem ti vi quá nhiều còn gây xáo trộn sự cân bằng tự nhiên, dẫn đến hậu quả là trẻ bị mệt mỏi và ngủ không sâu giấc, làm rối loạn thói quen nghỉ ngơi của cơ thể. 

Tăng nguy cơ béo phì 

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị béo phì nếu dành nhiều thời gian để xem ti vi. Ngồi hàng giờ trước màn hình ti vi sẽ làm chậm khả năng trao đổi chất của cơ thể, khiến chất béo được dự trữ nhiều hơn thay vì bị đốt cháy. 

Suy giảm khả năng tập trung, chú ý 

Những hình ảnh chuyển động quá nhanh và sự thay đổi âm thanh thường xuyên được cho là có hại cho trẻ nhỏ. Đối với những trẻ đang ở tuổi chập chững biết đi, cứ một giờ say sưa bên chiếc ti vi sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn tập trung lên 10% cho đến khi các em đủ tuổi đến trường, Tiến sĩ Frederick Zimmerman đến từ Đại học Tổng hợp Washington khẳng định. Đặc biệt, những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và sức khỏe tâm thần sẽ khiến trẻ hiếu động quá mức gây thiếu tập trung, thái độ bốc đồng và hành vi bạo lực... 

Làm chậm sự phát triển của hệ thần kinh 

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng xem ti vi không có lợi cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ nhỏ cần phải được học hỏi nhiều hơn thông qua việc tương tác với mọi người xung quanh thay vì chỉ dán mắt vào màn hình ti vi. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, không nên xem ti vi quá 2 tiếng mỗi ngày. 

Gây áp lực cho mắt 

Mắt sẽ hoạt động quá tải và bị căng thẳng nếu trẻ xem ti vi liên tục trong một thời gian dài, từ đó gia tăng các bệnh nhãn khoa. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không để trẻ xem ti vi trong phòng tối, thiếu ánh sáng quá lâu. Hơn thế, thói quen nằm xem ti vi thực sự khiến mắt bị căng thẳng bởi góc tiếp cận với tivi không tốt. Thường xuyên xem tivi trong tư thế này gây suy giảm tầm nhìn của bạn. 

Làm giảm sự tương tác với xã hội 

Quá nhiều tiếp xúc với bạo lực trên TV và trong phim ảnh, video âm nhạc, game và máy tính có thể làm trẻ giảm sự nhạy cảm với bạo lực. Kết quả là, trẻ em có thể học cách chấp nhận hành vi bạo lực như là một phần bình thường của cuộc sống và là một cách để giải quyết vấn đề. Vì xem ti vi nhiều nên trẻ không còn thời gian ưu tiên cho những hoạt động tương tác với bạn bè, khiến trẻ trở nên ức chế về mặt cảm xúc. Việc thiếu khả năng thể hiện cảm xúc theo cách lành mạnh có thể dẫn tới những rắc rối về tâm lý như thường có tâm trạng thất vọng hoặc có những hành vi gây hấn.

Minh Khánh

31.1.15

Điều gì xảy ra nếu bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá?

Hãy xem những thay đổi tích cực sẽ xảy ra nếu bạn ngừng hút thuốc dưới đây và tự rút ra kinh nghiệm, hướng đi cho chính mình!

Có lẽ nhiều người biết sự nguy hiểm của việc hút thuốc, nhưng không bỏ thói quen này, bởi vì họ muốn tận hưởng cảm giác “dễ chịu” khi hút một điếu thuốc, thay vì lo lắng về sức khỏe của mình.

Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn không quan tâm trong thời gian dài, chắc chắn bạn đang tự đẩy mình đến gần hơn với bệnh tật và cái chết.



Sau 20 phút ngừng hút thuốc, huyết áp của bạn đang ở chỉ số cao sẽ giảm xuống mức ổn định bình thường.

Trong 8 giờ không hút, mức độ carbon monoxide (khí độc) trong máu sẽ chỉ còn một nửa, và nồng độ oxy sẽ trở lại như cũ.

Và liên tiếp trong 48 giờ ngừng hút, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ vướng phải một cơn đột quỵ nguy hiểm. Toàn bộ lượng nicotine có trong khói thuốc sẽ rời khỏi cơ thể. Khứu giác và vị giác của bạn sẽ lấy lại được cảm giác bình thường và làm việc hiệu quả hơn.



Sau 72 giờ, đường hô hấp được thư giãn vì không phải hít vào các loại chất độc hại có trong khói thuốc, đồng thời mức độ năng lượng trong cơ thể cũng sẽ tăng lên.

Sau 2 tuần tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, lượng máu trong cơ thể sẽ được lưu thông dễ dàng. Hệ tuần hoàn sẽ tiếp tục được cải thiện trong vòng 10 tuần tiếp theo.

Trong thời gian từ 3-9 tháng bỏ thuốc, các vấn đề rắc rối với đường hô hấp nói chung sẽ giảm đáng kể. Điều này được giải thích do phổi sẽ tăng khả năng và công suất làm việc lớn hơn đến 10%.



Nguy cơ gặp phải các cơn đau tim và đột quỵ - tình trạng bạn thường gặp phải nếu hút thuốc quá nhiều – sẽ giảm chỉ còn một nửa nếu như bạn ngừng hút trong 1 năm.

Và sau 5 năm, nguy cơ mắc phải các cơn đột quỵ của người đã từng hút thuốc sẽ ở mức thấp, tương tự như ở những người chưa từng hút.

Nếu bỏ được thuốc lá trong 10 năm, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với các vấn đề hô hấp, đặc biệt là ung thư phổi. Giai đoạn này, nguy cơ mắc ung thư phổi chỉ giống như những người không hút – thường là rất thấp.

Cuối cùng, sau 15 năm không hút thuốc, vấn đề về tim mạch cũng sẽ trở nên hết sức nhẹ nhàng và có dấu hiệu tốt.

Nguy cơ bị các cơn đau tim hành hạ sẽ cực kỳ hiếm nếu như bạn duy trì một cuộc sống không khói thuốc và có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh.

Theo GDVN

Loại bỏ chất thải và độc hại ra khỏi ruột già với 8 cách đơn giản

Ruột già (đại tràng) – 1 phần của hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ nén nước, muối, các loại vitamin và chất dinh dưỡng từ các chất thực phẩm khó tiêu hoá, xử lý thực phẩm không được tiêu hóa trong ruột non, và loại bỏ chất thải rắn ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, nếu gặp một tác nhân gây hại, ruột già làm việc không hiệu quả, nó bắt đầu hấp thụ độc tố thay vì loại bỏ chúng, gây ra các vấn đề như đau đầu, đầy hơi, táo bón, tăng cân, giảm năng lượng, mệt mỏi, và các bệnh mãn tính.

Những tác nhân có thể là các loại thực phẩm không tiêu hóa được dẫn đến sự tích tụ của các chất nhầy trong ruột già, tạo thành độc tố đầu độc cơ thể.

8 bí quyết từ thiên nhiên dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ các chất độc hại và thúc đẩy lợi khuẩn, cho đường ruột khỏe mạnh.

Nước



Để làm sạch ruột, điều tốt nhất bạn có thể làm là uống thật nhiều nước. Uống ít nhất 10-12 ly nước nhỏ, khoảng 2 lít nước trong một ngày là vô cùng cần thiết.

Thường xuyên uống nước sẽ cung cấp cho cơ thể chất lỏng và chất bôi trơn, giúp dễ dàng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Uống nhiều nước cũng sẽ kích thích nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa.

Cùng với nước, bạn cũng có thể uống các loại nước ép trái cây và rau tươi để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Sữa chua



Sữa chua là nguồn thực phẩm giàu probiotic, cung cấp lợi khuẩn thúc đẩy tiêu hóa trong ruột. Những lợi khuẩn cũng là những “chiến binh” chống lại bệnh viêm ruột hiệu quả.

Sữa chua cũng giải quyết các vấn đề dạ dày khác nhau như khó tiêu, đầy hơi, đi tiêu thường xuyên và nhiều rắc rối khác.

Bạn có thể ăn riêng sữa chua hoặc thêm một số trái cây tươi như táo, chanh, chuối để thưởng thức. 

Nước ép táo



Nước ép táo tươi là một trong những biện pháp tốt nhất để làm sạch ruột già.

Uống nước táo thường xuyên khuyến khích quá trình đào thải, phá vỡ các độc tố và cải thiện sức khỏe của gan cũng như các hệ thống tiêu hóa.

Nước táo tươi bạn tự ép tại nhà sẽ mang đến kết quả tốt nhất, nhưng nếu không có sẵn, bạn có thể sử dụng nước ép táo hữu cơ đóng gói.

Nước chanh



Chanh có đặc tính chống oxy hóa và giàu vitamin C, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, nước chanh có thể được sử dụng để làm sạch ruột. 

Trộn nước cốt của một quả chanh, thêm chút muối biển và mật ong vào một ly nước ấm và uống vào buổi sáng khi đói bụng. 

Thêm hai muỗng canh nước cốt chanh tươi vắt vào một ly nước táo. Uống 3-4 lần/ngày sẽ làm sạch các chất nhầy trong ruột. 

Nước ép rau củ tươi



Thay vì dùng thực phẩm dạng rắn, uống nước ép rau tươi nhiều lần một ngày sẽ có tác dụng làm sạch ruột. 

Rau xanh, đặc biệt loại có chứa chất diệp lục giúp loại bỏ độc tố hiệu quả. 

Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất, axit amin, và các enzym sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. 

Bạn cũng có thể uống các loại trà thảo dược để thay thế. 

Thực phẩm giàu chất xơ



Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm sạch ruột kết bằng cách loại bỏ các độc tố có hại. 

Chất xơ giúp giữ cho chất thải mềm và cải thiện nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đào thải của cơ thể Đồng thời, các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp loại bỏ hầu hết các vấn đề về đường ruột. 

Bạn có thể bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống bằng cách ăn các loại trái cây tươi như quả mâm xôi, lê và táo, cũng như các loại rau tươi như atisô, đậu Hà Lan và bông cải xanh. 

Ngũ cốc, các loại hạt, đậu cũng có chứa một lượng chất xơ dồi dào. 

Muối biển



Nhờ vào tính giải độc, muối biển cũng thường được dùng để làm sạch ruột già. 

Bạn có thể trộn một muỗng canh muối biển trong một ly nước và đun sôi rồi uống khi ấm hoặc để nguội vào buổi sáng. 

Đợi một vài phút, sau đó nằm xuống và xoa bóp dạ dày của bạn xuống đến vùng ruột già. Điều này sẽ kích thích nhu động ruột và giúp loại bỏ các chất độc hại, ký sinh trùng và vi khuẩn từ đường tiêu hóa. 

Tuy nhiên, chỉ nên làm phương pháp này 5 lần / tháng vì có thể gây tiêu chảy, không tốt cho người có bệnh tim và cao huyết áp. 

Gừng



Gừng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích sự tiết dịch tiêu hóa, giảm chứng đầy bụng và giúp ruột già làm việc hiệu quả. 

Bạn có thể ăn gừng dưới mọi hình thức như nạo nhỏ, ép thành nước hoặc cắt miếng. Cũng có thể thêm gừng vào trà thảo dược làm tăng hiệu quả làm sạch ruột. 

Lưu ý: Gừng không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai.

Theo GDVN