12.6.15

Ba nhóm người không nên ăn bắp cải

Không chỉ giàu dinh dưỡng, cải bắp còn chứa nhiều chất có thể ngừa ung thư, viêm loét dạ dày, viêm tụy, chống táo bón, tiểu đường, nhanh lành vết thương, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể… Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây cần lưu ý khi ăn cải bắp.


Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.


Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu.


Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác. Vì vậy, tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, cải bắp được xem là “thuốc chữa bách bệnh của người nghèo”.


Đây là món ăn thường thấy nhất trong bếp của người Mỹ, món ăn đóng vai trò chính trong các bữa ăn kiêng của người dân châu Âu và châu Á. Một bát cải bắp nhỏ chứa trên 22g calo, món ăn khá nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều chất sulforaphane, chất làm tăng sản xuất các loại enzyme, loại bỏ các hóa chất hoạt động tự do, phá hủy các tế bào gây ung thư.


Theo các nhà khoa học Stanford (Mỹ), chất sulforaphane để loại bỏ các loại tế bào ung thư có nhiều trong bắp cải hơn bất cứ sản phẩm cây trồng nào. Đối với loại thực phẩm này, chúng ta có thể chế thành món salad, xào, nấu, súp…

Theo thông tin trên Dinhduong.com, tuy bắp cải rất bổ dưỡng nhưng nó lại chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết.

Ngoài ra, những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.

Đối với người táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi.


Canh bắp cải cuộn thịt

Nguyên liệu: 

- 200g thịt lợn xay
- 2 củ hành hương
- Tiêu, muối, hạt nêm
- 4 - 5 lá bắp cải lớn
- 4 nhánh hành lá.


Cách làm: 

  • Hành hương bóc vỏ, băm nhuyễn trộn với thịt xay, nêm vào thịt 1/2 thìa nhỏ muối, tiêu và ít hạt nêm. 
  • Bắp cải rửa sạch, cắt lá bắp cải làm đôi, bỏ cọng cứng. 
  • Đem bắp cải và hành lá trần sơ qua nước sôi cho mềm. 
  • Xếp lá bắp cải ra đĩa, dùng thìa múc ít thịt xay cho vào giữa lá, gói lại, buộc cố định bằng cọng hành. 
  • Hầm cuốn bắp cải nhồi thịt trong nước dùng khoảng nửa giờ cho chín mềm. Nêm vào nồi canh 1 thìa nhỏ muối, ít hạt nêm, nêm nếm tùy theo khẩu vị của bạn. 
  • Bắp cải mềm, múc ra bát dùng nóng, rắc hành lá đã thái nhỏ lên bề mặt bát canh.

8.6.15

Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch não (TBMN) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm sút mạnh, khiến mô não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng và hậu quả là các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút.

tai bien mach mau nao Tai biến mạch máu não


Triệu chứng

  • Khó đi lại: người bệnh có thể bị loạng choạng, mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp động tác.
  • Khó nói: nói ngọng, nói líu nhíu, không diễn đạt được ý mình (thất ngôn) hoặc không nhắc lại được một câu đơn giản.
  • Liệt hoặc tê nửa người: bệnh nhân có thể đột ngột bị tê, yếu hoặc liệt nửa người. Thử giơ cả hai tay lên đầu, nếu một bên tay bị rơi xuống trước thì đó có thể là một dấu hiệu của TBMN.
  • Có vấn đề về nhìn: nhìn mờ, nhìn thấy bóng đen hoặc nhìn đôi.
  • Đau đầu: đau đầu dữ dội đột ngột hoặc bất thường, có thể kèm theo cứng gáy, đau vùng mặt, đau giữa hai mắt, nôn hoặc thay đổi ý thức

Nguyên nhân

Nhồi máu não

Nhồi máu não chiếm khoảng 80% số trường hợp TBMN, xảy ra khi động mạch đưa máu tới não bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Những nguyên nhân gây tắc mạch não hay gặp nhất là :
  • Huyết khối. Huyết khối thường hình thành ở những vùng xơ vữa động mạch, có thể ở một hoặc hai bên động mạch cảnh đưa máu tới não cũng như ở những động mạch khác ở cổ hoặc não.
  • Tắc mạch. Xảy ra khi huyết khối hoặc cục nghẽn hình thành ở những mạhc máu xa não – chủ yếu là ở tim – và di chuyển theo dòng máu đến não gây tắc những động mạch nhỏ hơn. Nguyên nhân thường là do rung nhĩ dẫn đến giảm lưu lượng máu và tạo thành huyết khối.

Xuất huyết não

Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc bị vỡ. Nguyên nhân gây xuất huyết não hay gặp nhất là cao huyết áp và vỡ phình mạch. Một nguyên nhân khác ít gặp hơn là vỡ dị dạng động tĩnh mạch não.

Xét nghiệm và chẩn đoán

  • Khám thực thể và xét nghiệm để phát hiện các yếu tố nguy cơ gây đột quị, bao gồm cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường và tăng nồng độ homocysteine.
  • Siêu âm động mạch cảnh để phát hiện hẹp hoặc tắc động mạch cảnh.
  • Chụp động mạch có thuốc cản quang để phát hiện hẹp hoặc tắc động mạch.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ cho thấy hình ảnh của não và chỗ xuất huyết, nhưng không cho biết chi tiết về mạch máu.
  • Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện nhu mô não bị tổn thương do nhồi máu.
  • Siêu âm tim để xem liệu có phải cục nghẽn từ tim gây TBMN hay không. Siêu âm tim có thể được thực hiện qua thực quản để quan sát tim được rõ hơn.

Điều trị

Nhồi máu não

Để điều trị nhồi máu não phải nhanh chóng phục hồi dòng máu đến não. Các thuốc tiêu huyết khối phải được bắt đầu trong vòng 3 giờ. điều tị kịp thời không những cải thiện khả năng sống mà còn làm giảm biến chứng do đột quị. Các thuốc thường dùng là:
  • Aspirin. Aspirin dùng tức thì sau TBMN đã được chứng minh là làm giảm khả năng bị cơn TBMN thứ hai. Song bệnh nhân không nên tự ý dùng aspirin vì nếu TBMN là do xuất huyết não thì aspirin có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Các thuốc chống đông máu khác như warfarin (Coumadin) và heparin cũng có thể được dùng, nhưng không thông dụng bằng aspirin.
  • Thuốc hoạt hóa plasminogen mô (TPA). TPA là nhóm thuốc tiêu huyết khối mạnh giúp một số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Song chỉ có thể dùng thuốc trong vòng ba giờ sau khi bị TBMN và chỉ khi chắc chắn là thuốc không làm tình trạng xuất huyết não nặng thêm. Không dùng TPA cho người bị xuất huyết não.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

  • Phẫu thuật cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở động mạch cảnh và lấy bỏ khối tắc ngẽn, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Tuy nhiên, chính phẫu thuật cũng gây nguy cơ TBMN hoặc đau tim do nó giải phóng cục máu đông hoặc các mảng mỡ vào trong máu, mặc dù hiện nay các bác sĩ có thể sử dụng những thiết bị “lọc” để loại bỏ những mảnh rơi vãi.
  • Tạo hình mạch và đặt stent để nong động mạch dẫn lên não. Đây có thể là biện pháp phòng ngừa thích hợp cho một số người đã từng bị TBMN hoặc có cơn thiếu mãu não cục bộ thoáng qua nhưng không thể phẫu thuật.

Xuất huyết não

  • Kẹp phình mạch: gốc của phình mạch sẽ được kẹp lại bằng một kẹp nhỏ để cách ly nó khói tuần hoàn động mạch, giúp giữ cho phình mạch khỏi bị vỡ hoặc ngăn không cho phình mạch bị vỡ lại. Kẹp sẽ được lưu tại chỗ vĩnh viễn.
  • Đặt cuộn dây (gây tắc phình mạch): một cuộn dây nhỏ được đưa qua ống thông vào chỗ phình mạch, khiến máu đông lại và bịt kín đường đi từ phình mạch đến các động mạch liên quan
  • Cắt bỏ dị dạng động tĩnh mạch: dị dạng động tĩnh mạch không phải lúc nào cũng cắt bỏ được nếu nó quá lớn hoặc nằm quá sâu trong não. Tuy nhiên mổ cắt bỏ những dị dạng nhỏ hơn ở vị trí dễ tiếp cận hơn có thể loại trừ nguy cơ vỡ gây xuất huyết não.

Phòng bệnh

  • Kiểm soát tăng huyết áp thông qua tập luyện, chế độ ăn lành mạnh, hạn chế muối và rượu, và dùng các thuốc điều trị huyết áp theo đơn bác sĩ.
  • Giảm cholesterol và chất béo bão hòa.
  • Không hút thuốc lá.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Duy trì cân nặng bình thường.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Chỉ uống rượu với lượng vừa phải.
  • Không sử dụng ma tuý
  • Có chế độ ăn lành mạnh có lợi cho sức khỏ
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên:
Hiện nay sử dụng thuốc tây y kết hợp với một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để ngăn ngừa tai biến mạch máu não hiện nay đang là xu thế mới: vừa tăng tác dụng vừa hạn chế sử dụng thuốc tây và giảm được tác dụng khong mong muốn: Các sản phẩm từ Giảo cổ lam làm hạ huyết áp, tăng lưu thông khí huyết. Các chế phẩm từ hoa hòe như Dưỡng mạch kiện não: Giúp làm bền vững thành mạch máu, tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, giảm mỡ máu; phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não. Các chế phẩm có chứa Nattokinase(HOMICIS) : Đặc tính sinh học của nattokinase rất giống với plasmin (enzym duy nhất trong cơ thể làm tiêu huyết khối). Nattokinase nâng cao khả năng tự nhiên của cơ thể để làm tan các cục máu bằng một số cách: Hoà tan fibrin một cách trực tiếp. Nattokinase cũng có thể làm nâng cao sự sản xuất của cơ thể với plasmin và các tác nhân hoà tan cục máu đông, bao gồm cả urokinase (nội bào). Nattokinase có thể ngăn chặn sự chai cứng của mạch máu ở liều lượng 100 mg/ngày. Ở một khía cạnh nào đó, nattokinase thực sự tốt hơn thuốc TPA (plasmin mô), thuốc hoà tan các cục máu truyền thống, và urokinase.

Bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay cơn đau tim xảy ra khi động mạch vành cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn do cục máu đông. Dòng máu nuôi dưỡng cơ tim bị gián đoạn có thể gây tổn thương hoặc phá huỷ một vùng cơ tim.

benh nhoi mau co tim Bệnh nhồi máu cơ tim
Triệu chứng
  • Cảm giác tức, nặng hoặc đau thắt vùng giữa ngực kéo dài một vài phút
  • Đau lan từ ngực lên bả vai, cánh tay, xuyên ra sau lưng hoặc thậm chí lên răng và hàm, có thể đau kéo dài ở vùng thượng vị
  • Khó thở
  • Toát mồ hôi
  • Choáng ngất
  • Buồn nôn và nôn
Nguyên nhân
  • Tắc nghẽn mạch vành do cục máu đông hình thành khi mảng bám cholesterol trong động mạch bị vỡ ra
  • Co thắt mạch vành, nhất là do một số loại ma tuý như cocain.
Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng, bệnh sử và thăm khám thực thể. Các xét nghiệm giúp ích cho chẩn đoán gồm:
  • Điện tâm đồ: do cơ tim bị tổn thương không dẫn truyền xung điện như bình thường, nên điện tâm đồ có thể giúp phát hiện và theo dõi tiến triển của nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm máu phát hiện sự có mặt của một số enzym được giải phòng ra khi cơ tim bị tổn thương.
  • Một số xét nghiệm khác như chụp X quang ngực, siêu âm tim, chụp mạch vành.
Điều trị

Các thuốc thường dùng điều trị cơn đau tim gồm:
  • Aspirin. Aspirin ngăn cản sự hình thành huyết khối, nhờ đó duy trì dòng máu chảy qua chỗ động mạch bị hẹp. Đây được xem là thuốc dự phòng huyết khối được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
  • Thuốc tiêu huyết khối phá vỡ cục máu đông đang làm tắc dòng máu.
  • Các thuốc chống đông máu ngăn cản sự hình thành huyết khối như clopidogrel (Plavix) và các thuốc chẹn thụ thể tiểu cầu IIb/IIIa.
  • Thuốc giảm đau.
  • Nitroglycerin. Đây là thuốc thường dùng để điều trị đau ngực, có tác dụng làm giãn mạch tạm thời, cải thiện lượng máu đến tim.
  • Chất chẹn beta làm giãn cơ tim, chậm nhịp tim và giảm huyết áp giúp tim bơm máu dễ dàng hơn.
  • Thuốc giảm cholesterol, bao gồm statin, niacin, fibrat và acid mật.
Phẫu thuật và các thủ thuật khác
  • Tạo hình mạch vành và đặt stent: trong thủ thuật này bác sĩ luồn một ống thông có đầu gắn một quả bóng từ một động mạch, thường là ở chân, vào chỗ động mạch tắc nghẽn. Sau đó quả bóng được bơm căng để mở thông động mạch bị tắc. Đồng thời một stent mắt lưới kim loại sẽ được đặt vào để giữ cho động mạch không bị tắc trở lại.
  • Phẫu thuật nối tắt mạch vành: trong đó bác sỹ dùng một đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch khâu nối vào động mạhc vành vượt quá chỗ tắc nghẽn (nối tắt qua đoạn tắc nghẽn) để khôi phục dòng chảy của máu đến tim.
Phòng ngừa

Nhối máu cơ tim: rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh đặc biệt ở người già vì vậy việc dùng thuốc để phòng ngừa một cách thường xuyên là đặc biệt quan trọng. Nhưng các thuốc tây y trong dự phòng nhồi máu cơ tim dùng lâu thường mang lại nhiều tác dụng không mong muốn: như aspirin gây loét dạ dày tá tràng, thuốc tiêu huyết khối gây chảy máu, các thuốc còn lại chỉ cải thiện triệu chứng.

Để tăng cường hiệu quả và làm giảm tác dụng không mong muốn trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim trên thị trường hiện nay có nhiều chế phẩm như: các sản phẩm từ Giảo cổ lam làm hạ huyết áp, tăng lưu thông khí huyết.

Các chế phẩm từ hoa hòe như Dưỡng mạch kiện não: Giúp làm bền vững thành mạch máu, tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, giảm mỡ máu; phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não. Các chế phẩm có chứa Nattokinase(HOMICIS) : Đặc tính sinh học của nattokinase rất giống với plasmin (enzym duy nhất trong cơ thể làm tiêu huyết khối).

Nattokinase nâng cao khả năng tự nhiên của cơ thể để làm tan các cục máu bằng một số cách: Hoà tan fibrin một cách trực tiếp. Nattokinase cũng có thể làm nâng cao sự sản xuất của cơ thể với plasmin và các tác nhân hoà tan cục máu đông, bao gồm cả urokinase (nội bào).

Nattokinase có thể ngăn chặn sự chai cứng của mạch máu ở liều lượng 100 mg/ngày. Ở một khía cạnh nào đó, nattokinase thực sự tốt hơn thuốc TPA (plasmin mô), thuốc hoà tan các cục máu truyền thống, và urokinase.

Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở nam giới ngoài 45 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh (sau 50 tuổi). Nhồi máu cơ tim là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu người bị nhồi máu cơ tim không được điều trị kip thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử. Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức xử lý, cấp cứu khi có người nhà bị nhồi máu cơ tim là rất cần thiết.

711539 Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim

Những triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim

Khi phát hiện những triệu chứng như sau, bạn cần lưu ý ngay đến nhồi máu cơ tim và đến gặp bác sỹ sớm nhất để được tư vấn điều trị kịp thời:
  • Đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.
  • Có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.
  • Khó thở: Thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó.
  • Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như “trời sắp sụp”.
Làm gì khi xuất hiện cơn đau ngực kéo dài?

Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi xuất hiện những cơn đau ngực kéo dài:
  • Cần ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm ví dụ đang lái xe nên tấp xe vào lề, báo ngay thân nhân (bằng điện thoại), có thể nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu bạn đã được bác sĩ của bạn chẩn đoán bệnh mạch vành trước đây .
  • Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưởi . Cần được đưa đi nhập viện nagy bằng phương tiện an toàn và nhanh nhất.
Cần đưa người bệnh gặp bác sỹ sớm nhất khi phát hiện nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao. Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.

Vì vậy, khi có những dấu hiệu báo trước cơn nhồi máu cơ tim kể trên, hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi ngay cấp cứu. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ xác định xem có đúng bạn bị nhồi máu cơ tim hay không bằng cách hỏi các câu như: Cơn đau ngực bắt đầu từ lúc nào, đột ngột hay từ từ? Bạn đang làm gì khi đó? Mức độ đau như thế nào? Cơn đau kéo dài bao lâu? Có triệu chứng gì đi kèm (nôn, toát mồ hôi, choáng váng, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực)?

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp động mạch vành.. Những biện pháp này cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị. Cách điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành, và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu.

Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà

Với những người bị bệnh mạch vành hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, nên tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân một loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch vành sử dụng cấp cứu.

Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.

Nhồi máu cơ tim có thể làm bệnh nhân đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Trước khi xuất viện vì nhồi máu cơ tim , người bị nhồi máu cơ tim sẽ kiểm tra tim mạch trước khi xuất viện như xét nghiệm men tim, thực hiện nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức mà qua đó bác sĩ sẽ khuyên người bệnh được phép gắng sức đến mức nào trong sinh hoạt hằng ngày.

Người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, vận động thể lực thường xuyên với mức độ cho phép,cách dùng thuốc và thời gian tái khám.

Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xãy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục( huyết áp cao, tiểu đường, tăng mỡ trong máu…)